Các yếu tố cấu thành năng suất và NSLT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa lai mới chọn tạo và nhập nội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 42 - 51)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và NSLT

Năng suất là mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất lúa, là tiêu chí quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của một giống trong sản xuất. Năng suất lúa được cấu thành bởi 4 yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này được hình thành trong các thời gian khác nhau, có những quy luật khác nhau, nó chịu tác động của các điều kiện khác nhau song chúng có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Để đạt năng suất cao cần có cơ cấu các yếu tố năng suất hợp lý, cơ cấu này thay đổi tùy theo những điều kiện cụ thể, tùy thuộc vào từng giống khác nhau.

TT Chỉ tiêu Giống Số bông/ m2 (bông) Tổng số hạt/bông (hạt) Hạt chắc/ bông (hạt) Tỷ lệ hạt lép (%) P1000 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) Mùa 2011 Xuân 2012 Mùa 2011 Xuân 2012 Mùa 2011 Xuân 2012 Mùa 2011 Xuân 2012 Mùa 2011 Xuân 2012 Mùa 2011 Xuân 2012 1 Thịnh Dụ 11 195 210 150,6 157,1 130,6 138,2 13,3 12 27 27 68,8 78,4 2 Du Ưu 600 204 213 152,2 150,2 123,6 133,2 18,8 11,3 27 27 68,1 76,6 3 Thái Xuyên 111 204 228 158,9 157,7 135,2 140,6 14,9 10,8 25 25 68,9 80,1 4 XL 97014 216 237 158,2 158,6 130 136,6 17,8 13,9 25 25 70,0 80,9 5 Nam Ưu 842 195 210 147,3 150,6 125,8 133 14,6 11,4 25 25 61,3 69,8 6 Nam Ưu 208 195 219 152,1 145,6 129,6 130,8 14,8 10,6 24 24 61,2 68,7 7 Nam Ưu 205 195 222 153,2 144,1 131,6 129 14,1 10,5 25 25 64,1 71,6 8 Nam Ưu 901 195 222 156,6 144,1 131,2 126,8 16,2 13,1 25 25 63,8 70,4 9 Nam Ưu 821 183 222 150,9 137,7 128,6 122,2 14,8 11,3 26 26 61,2 70,5 10 Shan Ưu 63 (Đ/c) 195 222 143,6 138,3 125,8 125,2 12,4 10,1 27 27 65,9 75,0 11 P 0,001 0,000 0,007 0,000 0,000 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 12 CV (%) 2,4 2,2 2,3 3,1 3,1 2,3 6,3 5,7 2,2 3,1 3,4 4,2 13 LSD05 8,2 8,4 6,0 7,9 6,8 5,2 1,6 1,1 1,0 1,4 3,8 5,3 4 2

* Nhận xét:

+ Số bông/m2

: Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp tới 74% năng suất, trong khi đó khối lượng 1000 hạt và số hạt chỉ chiếm 26% còn lại. Số bông hình thành do 3 yếu tố là mật độ cấy (số dảnh cơ bản), số nhánh đẻ (số nhánh hữu hiệu), các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác như lượng phân bón, nhiệt độ, ánh sáng …

Các giống tham gia thí nghiệm có số bông/m2

dao động từ 183- 216 bông ở vụ mùa 2011 và từ 210- 237 bông ở vụ xuân 2012.

Vụ mùa 2011: Giống đối chứng có số bông/m2

là 195 bông. Các giống Du Ưu 600, Thái Xuyên 111 và XL 94017 có số bông cao hơn đối chứng từ 9- 21 bông với độ tin cây 95%. Giống lúa Nam Ưu 821 có số bông/m2 thấp nhất và thấp hơn giống đối chứng là 12 bông với độ tin cậy 95%. Các giống lúa còn lại có số bông/m2

tương đương giống đối chứng.. Vụ xuân 2012:

Giống đối chứng có số bông/m2

là 222 bông. Các giống Nam Ưu 821, Nam Ưu 901, Nam Ưu 205, Nam Ưu 208 và Thái Xuyên 111 có số bông/m2 tương đương giống đối chứng. Giống lúa XL 94017 có số bông/m2

cao hơn đối chứng từ 15 bông. Các giống lúa còn lại có số bông/m2

thấp hơn giống đối chứng từ 9- 12 bông.

+ Tổng số hạt/bông:

- Các giống lúa tham gia thí nghiệm có tổng số hạt/bông dao động từ 143,6- 158,9 hạt ở vụ mùa 2011 và từ 137,7- 158,6 hạt ở vụ xuân 2012.

Vụ mùa 2011: Giống đối chứng có tổng số hạt/bông là 143,6 hạt. Giống lúa Nam Ưu 842 có tổng số hạt/bông tương đương giống đối chứng (sai khác

không ý nghĩa). Các giống lúa còn lại có tổng số hạt/bông cao hơn giống đối chứng từ 7- 15,3 hạt với mức tin cậy 95%.

Vụ xuân 2012: Giống đối chứng có tổng số hạt/bông là 138,3 hạt. Các giống Nam Ưu 821, Nam Ưu 901, Nam Ưu 205 và Nam Ưu 208 có tổng số hạt/bông không khác giống lúa đối chứng. Các giống lúa còn lại có tổng số hạt/bông cao hơn giống đối chứng từ 11,9- 20,3 hạt với mức tin cậy 95%.

- Hệ số biến động giữa các giống thí nghiệm ở vụ mùa 2011 là 2,3% và vụ xuân 2012 là 3,1%, thí nghiệm đảm bảo độ chính xác.

+ Số hạt chắc/bông:

- Số hạt chắc/bông của các giống lúa tham gia thí nghiệm biến động từ 123,6- 135,2 hạt ở vụ mùa 2011 và từ 122,2- 140,6 hạt ở vụ xuân 2012.

Vụ mùa 2011: Giống lúa đối chứng có số hạt chắc/bông là 125,8 hạt. Giống lúa Thái Xuyên 111 có số hạt chắc/bông nhiều hơn giống đối chứng là 9,4 hạt với mức tin cậy 95%. Các giống lúa còn lại có số hạt chắc/bông tương đương giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa).

Vụ xuân 2012: Giống lúa đối chứng có số hạt chắc/bông là 125,2 hạt. Các giống lúa Nam Ưu 821, Nam Ưu 901 và Nam Ưu 205 có số hạt chắc/bông tương đương giống lúa đối chứng. Các giống lúa còn lại có số hạt chắc/bông cao hơn giống đối chứng từ 5,6- 15,4 hạt với mức tin cậy 95%.

Như vậy có sự sai khác về so sánh số hạt/bông giữa giống đối chứng và các giống thí nghiệm ở 2 vụ sản xuất. Tuy nhiên, có thể khẳng định là giống lúa Thái Xuyên 111 có số hạt chắc/bông cao nhất.

- Hệ số biến động giữa các giống thí nghiệm ở vụ mùa 2011 là 3,1% và ở vụ xuân 2012 là 2,3%, thí nghiệm đảm bảo độ chính xác.

+ Tỷ lệ lép:

- Các giống lúa tham gia thí nghiệm có tỷ lệ hạt lép dao động từ 12,4- 18,8% ở vụ mùa 2011 và từ 10,1- 13,9% ở vụ xuân 2012. Tỷ lệ lép của các giống ở vụ mùa 2011 cao hơn ở vụ xuân 2012, trong đó sự chênh lệch về tỷ lệ hạt lép lớn nhất là giống Du Ưu 600 (7,5%).

Vụ mùa 2011: Giống lúa đối chứng có tỷ lệ hạt lép là 12,4%. Giống lúa Thịnh Dụ 11 có tỷ lệ lép tương đương giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Các giống còn lại đều có tỷ lệ hạt lép cao hơn giống đối chứng từ 1,7- 6,4% một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Vụ xuân 2012: Giống lúa đối chứng có tỷ lệ hạt lép là 10,1%. Các giống lúa Thái Xuyên 111, Nam Ưu 208 và Nam Ưu 205 có tỷ lệ lép tương đương giống lúa đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Các giống lúa còn lại có tỷ lệ lép cao hơn giống đối chứng từ 1,2- 3,8% ở mức tin cậy 95%.

- Hệ số biến động giữa các giống thí nghiệm ở vụ mùa 2011 là 6,3% và ở vụ xuân 2012 là 5,7 %, thí nghiệm đảm bảo độ chính xác.

+ P1000 hạt:

- Khối lượng 1000 hạt của các giống thí nghiệm biến động từ 24- 27 gam. Giống đối chứng có P1000 hạt là 27 gam. Các giống Thịnh Dụ 11, Du Ưu 600, Nam Ưu 821 có khối lượng 1000 hạt tương đương giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Các giống lúa còn lại có khối lượng 1000 hạt thấp hơn giống đối chứng từ 2- 3 gam ở mức tin cậy 95%.

- Hệ số biến động giữa các giống thí nghiệm ở vụ mùa 2011 là 2,2 % và ở vụ xuân 2012 là 3,1%, thí nghiệm đảm bảo độ chính xác.

+ Năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của mỗi giống trong từng điều kiện nhất định, là kết quả của các yếu tố cấu thành năng suất.

- Năng suất lý thuyết của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 61,2- 70,0 tạ/ha ở vụ mùa 2011 và từ 68,7- 80,9 tạ/ha ở vụ xuân 2012. Năng suất lý thuyết vụ xuân 2012 của các giống cao hơn vụ mùa 2011 phản ánh đúng điều kiện thuận lợi khó khăn của từng vụ sản xuất.

Ở vụ mùa 2011: Giống đối chứng có NSLT là 65,9 tạ/ha. Giống lúa Xl 94017 có NSLT cao hơn giống đối chứng 4,1 tạ/ha ở mức tin cậy 95%. Các giống Du Ưu 600, Thái Xuyên 111, Thịnh Dụ 11, Nam Ưu 205, Nam Ưu 821 và Nam Ưu 901 có NSLT tương đương giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa). Các giống lúa Nam Ưu 842, Nam Ưu 821 và Nam Ưu 208 có NSLT thấp hơn giống đối chứng từ 4,6- 4,7 tạ/ha ở mức tin cậy 95%.

Ở vụ xuân 2012: Giống đối chứng có NSLT là 75 tạ/ha. Giống lúa Xl 94017 có NSLT cao hơn giống đối chứng 5,9 tạ/ha ở mức tin cậy 95%. Giống lúa Nam Ưu 208 có NSLT thấp hơn giống đối chứng 6,3 tạ/ha ở mức tin cậy 95%. Các giống lúa còn lại có NSLT tương đương giống đối chứng (sai khác không có ý nghĩa).

Như vậy qua 2 vụ thí nghiệm cho thấy có giống XL 97014 có tiềm năng năng suất khá nhất. Các giống lúa thuộc nhóm nhập nội có tiềm năng năng suất tương tự đối chứng. Giống Nam Ưu 208 có tiềm năng năng suất thấp nhất.

- Hệ số biến động giữa các giống tham gia thí nghiệm là vụ mùa 2011 là 3,4 % và vụ xuân 2012 là 4,2%, thí nghiệm đảm bảo độ chính xác.

Bảng 3.10: Mức độ biến động một số chỉ tiêu của các giống

TT

Chỉ tiêu

Giống

Chiều cao cây Số bông/m2 Hạt chắc/bông

Cm CV (%) bông CV (%) hạt CV (%) Mùa 2011 Xuân 2012 Mùa 2011 Xuân 2012 Mùa 2011 Xuân 2012 Mùa 2011 Xuân 2012 Mùa 2011 Xuân 2012 Mùa 2011 Xuân 2012 1 Thịnh Dụ 11 117 116,5 0,6 0,7 195 210 9,9 7,3 130,6 138,2 1,3 2,3 2 Du Ưu 600 103,2 103 1,2 0,9 204 213 7,9 6,7 123,6 133,2 2,4 2,9 3 Thái Xuyên 111 109 108,6 1,1 1,1 204 228 7,9 6,3 135,2 140,6 2 2,2 4 XL 97014 115,8 115,2 0,6 1 216 237 5,9 6,0 130 136,6 1,9 1,9 5 Nam Ưu 842 110,4 110 1,1 1,4 195 210 9,9 7,3 125,8 133 2,3 2,5 6 Nam Ưu 208 101,6 101,2 1,7 1 195 219 9,9 5,0 129,6 130,8 1,8 1,8 7 Nam Ưu 205 110 109,6 0,8 0,9 195 222 7,8 6,4 131,6 129 1,6 2,4 8 Nam Ưu 901 107,6 107 1 1 195 222 7,8 5,1 131,2 126,8 1,9 2,7 9 Nam Ưu 821 112,4 112 0,8 1 183 222 6,1 6,4 128,6 122,2 1,4 2,1 10 Shan Ưu 63 (Đ/c) 105,6 105,2 1 1,3 195 222 7,8 8,4 125,8 125,2 1,5 1,8 11 P 0,003 0,001 12 CV (%) 3,2 2,8 13 LSD05 1,9 1,0 4 7

* Nhận xét:

+ Chiều cao cây:

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới năng suất lúa. Xu hướng chọn tạo hiện nay là chọn lọc ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, cây thấp chịu thâm canh và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh.

- Chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 101,6- 117 cm (ở vụ mùa 2011) và từ 101,2- 116,5 cm (ở vụ xuân 2012). Biến động về chiều cao cây giữa vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012 ở các giống là không đáng kể.

Qua số liệu ở bảng kết quả trên cho thấy các giống thí nghiệm có sự khác biệt rất rõ về chiều cao cây so với giống lúa đối chứng ở cả vụ mùa 2011 và vụ xuân 2012. Trong đó hai giống lúa Du Ưu 600 và Nam Ưu 208 có chiều cao cây thấp hơn giống lúa đối chứng từ 2,2- 4 cm với mức tin cậy 95%, các giống lúa còn lại có chiều cao cây hơn giống đối chứng từ 1,8- 11,6 cm với độ tin cậy 95%.

- Hệ số biến động về chiều cao cây giữa các giống thí nghiệm ở vụ mùa 2011 là 3,2% và vụ xuân 2012 là 2,8%, thí nghiệm đảm bảo độ chính xác.

- Hệ số biến động về chiều cao cây của các giống nhìn chung là thấp (từ 0,6- 1,7%) chứng tỏ các giống có độ đồng đều cao về chiều cao cây.

Như vậy qua 2 vụ nghiên cứu cho thấy chiều cao cây của các giống thí nghiệm thuộc nhóm cao cây trung bình, chiều cao cây của các giống thí nghiệm có sự khác nhau rõ rệt và các giống có độ đồng đều cao về chỉ tiêu chiều cao cây.

+ Số bông/m2

:

Hệ số biến động về số bông/m2

của các giống lúa tham gia thí nghiệm dao động từ 5,9- 9,9% (ở vụ mùa 2011) và từ 5,0- 8,4 % (ở vụ xuân 2012).

Ở vụ mùa 2011: Giống lúa đối chứng có hệ số biến động về số bông/m2

là 7,8%. Hai giống lúa Nam Ưu 205 và Nam Ưu 901 có hệ số biến động về số bông/m2 tương đương giống đối chứng. Các giống lúa Thịnh Dụ 11, Du Ưu 600, Thái Xuyên 111, Nam Ưu 842 và Nam Ưu 208 có hệ số biến động về số bông/m2 cao hơn giống đối chứng từ 0,1- 2,1%. Các giống lúa còn lại có hệ số biến động về số bông/m2

thấp hơn giống đối chứng từ 1,7- 1,9%.

Vụ xuân 2012: Giống lúa đối chứng có hệ số biến động về số bông/m2

cao nhất (8,4 %). Các giống lúa còn lại có hệ số biến động về số bông/m2

thấp hơn giống đối chứng từ 1,1- 3,4 %.

Cũng qua bảng số liệu trên cho thấy có sự sai khác tương đối về bông/m2

giữa các lần nhắc lại của các giống tham gia thí nghiệm.

+ Hạt chắc/bông:

Hệ số biến động về hạt chắc/bông của các giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ mùa 2011 từ 1,3- 2,4%, ở vụ xuân 2012 mức độ biến động từ 1,8- 2,9%. Vụ mùa 2011: Giống lúa đối chứng có hệ số biến động về hạt chắc/bông là 1,5%. Giống lúa Nam Ưu 821 và Thịnh Dụ 11 có hệ số biến động về hạt chắc/bông thấp hơn giống đối chứng 0,1 và 0,2%. Các giống lúa còn lại có hệ số biến động về hạt chắc/bông cao hơn giống đối chứng từ 0,1- 0,9%.

Vụ xuân 2012: Giống lúa đối chứng có hệ số biến động về hạt chắc/bông là 1,8 %. Giống lúa Nam Ưu 208 có hệ số biến động về hạt chắc/bông tương đương giống đối chứng. Các giống lúa còn lại có hệ số biến động về hạt chắc/bông cao hơn giống lúa đối chứng từ 0,1- 1,1%.

Nhìn chung biến động về số hạt chắc/bông của các giống thí nghiệm là không lớn và giữa các giống có sự sai khác không nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa lai mới chọn tạo và nhập nội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)