Các chỉ tiêu năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa lai mới chọn tạo và nhập nội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 25 - 27)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.6.4. Các chỉ tiêu năng suất

- Số bông/m2: (bông) - Tổng số hạt/bông: (hạt)

- Số hạt chắc/bông: (hạt) - Tỷ lệ lép: (%)

- P1000 hạt: (gam)

- Năng suất lý thuyết (NSLT): (tạ/ha) - Năng suất thực thu (NSTT): (tạ/ha) - So sánh với đối chứng: (%).

* Phương pháp xác định năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: Gặt các cây theo dõi trên các ô thí nghiệm để riêng đem về phòng đo, đếm và cân để tính ra các yếu tố cấu thành năng suất:

- Tính số bông/m2: Đếm số bông trên mỗi điểm điều tra, mỗi điểm lấy 5 khóm rồi tính giá trị trung bình của 3 lần nhắc lại.

Số bông/m2

= số bông /khóm x 45 khóm.

- Tính số hạt chắc/bông: mỗi điểm thí nghiệm lấy 5 bông, sau đó tách thóc ra khỏi bông loại bỏ lép, lửng và đếm số hạt chắc, rồi lấy giá trị trung bình tính số hạt chắc/bông.

- Tính khối lượng 1000 hạt: cân thóc khô ở ẩm độ 13%, cách làm là đếm 100 hạt, làm 3 lần nhắc lại đem cân lên được khối lượng P1, P2, P3 đảm bảo cho các lần sai khác dưới 3%. Sau đó tính khối lượng 1.000 như sau:

P1+P2 + P3

P1.000 hạt = x 10 gr 3

- Năng suất lý thuyết: sau khi đã tính được các yếu tố cấu thành năng suất cần thiết, ta tính năng suất lý thuyết như sau:

Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000 hạt

NSLT = (tạ/ha). 10.000

- Năng suất thực thu: gặt toàn bộ ô thí nghiệm, sau đó vò tách thóc, phơi khô quạt sạch hạt thóc đạt đến ẩm độ 13 – 14 %. Sau đó cân khối lượng rồi tính ra tạ/ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa lai mới chọn tạo và nhập nội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)