ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THƢ̣C HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 76)

THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH DỰ ÁN CẦU NHẬT TÂN

Trong thời gian qua, chính sách bồi thường và hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển nền kinh tế đã được thể chế hoá trong Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành. Các quy định này đã tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, cụ thể hoá các nguyên tắc điều kiện bồi thường về đất, về tài sản phù hợp với thực tế quản lý và thực trạng sử dụng đất đai, quy định giá đất tính bồi thường sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, tăng các khoản hỗ trợ di chuyển, ổn định đời sống, ổn định sản xuất hỗ và chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, các khoản hỗ trợ khác như thưởng bàn giao mặt bằng trước thời hạn, hỗ trợ gia đình chính sách và lập khu TĐC bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ… nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi chính đáng của người có đất bị thu hồi.

Trên cơ sở các quy định của Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ ngành, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản về chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương. Do đó tiến độ bồi thường, GPMB đối với các dự án triển khai trong thời gian gần đây đạt

kết quả khả quan, nhân dân đồng tình ủng hộ.

Vì vậy, trong quá trình thực hiện đã đem lại kết quả rõ rệt, kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Diện mạo đô thị ngày một khang trang hiện đại, chính sách xã hội được quan tâm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thu hồi đất đặc biệt đối với hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi còn có tồn tại sau:

Do đất sản xuất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người nông dân. Người nông dân mất tư liệu sản xuất từng bước phải chuyển đổi sang nghề mới trong khi phần lớn lao động ở độ tuổi cao, trình độ văn hoá hạn chế, khó có khả năng học nghề để đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao. Nhu cầu học nghề chuyển đổi nghề nghiệp ngày một lớn, nhưng đào tạo nghề chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm của người lao động nông nghiệp, số đông sau khi thu hồi đất chưa chuyển đổi được nghề nghiệp. Mặt khác cơ chế của Trung ương và của thành phố về hỗ trợ học nghề, lao động, việc làm cho người dân nông nghiệp bị thu hồi đất hiện hành chưa đồng bộ và hiệu quả dẫn tới nguy cơ về mất việc làm, thất nghiệp là rất lớn. Qua các phương tiện thông tin cho thấy, một số bộ phận gia đình nông dân khi bị thu hồi đất đã trở thành hộ nghèo, một số nơi đã phát sinh tệ nạn xã hội... Vì vậy giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp vừa là trách nhiệm, vừa là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong toàn thành phố. Phải quán triệt sâu rộng trong cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và toàn xã hội ..., có cơ chế chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân trong vùng thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tạo

điều kiện để người dân trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc có cơ hội tìm được việc làm.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi gia đình và người lao động cần nhận thức đầy đủ về những thuận lợi, thách thức trong quá trình đô thị hoá, khắc phục tư tưởng chờ đợi vào Nhà nước, chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để tạo cho mình một việc làm, có thu nhập ổn định đời sống.

Về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Giá đất tính bồi thường vẫn còn thấp hơn giá thị trường, nhất là giá đất ở và đất vườn liền kề với đất ở.

- Việc xác định diện tích đất được bồi thường, hỗ trợ, xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, TĐC, cho các hộ gia đình, cá nhân là một việc làm rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi cán bộ làm công tác bồi thường phải có kiến thức hiểu biết về pháp luật, các cơ quan phải có sự phối hợp đồng bộ.

- Việc bồi thường, hỗ trợ gặp khó khăn do chính sách bồi thường, hỗ trợ, TCĐ thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho người dân, dẫn đến người nhận tiền bồi thường sau có lợi hơn người nhận bồi thường trước. Đây cũng là nguyên nhân gây so bì, chây ì trong việc chấp hành quyết định thu hồi đất, làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường, GPMB.

- Hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, chưa có sự thống nhất giữa các nội dung trong hệ thống pháp luật.

- Sự buông lỏng quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là ở cấp phường, xã trước đây dẫn tới khi thực hiện công tác GPMB rất khó khăn xác định nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, cũng như những biến động về đất đai, tài sản trên đất.

- Chưa tạo được việc làm cho người có đất bị thu hồi, chính sách bồi thường, hỗ trợ quan tâm đến thiệt hại vật chất và được tiền tệ hoá chi trả trực

tiếp cho người dân gây khó khăn cho người lao động ổn định đời sống, không đảm bảo tạo được việc làm mới cho người bị thu hồi đất trong độ tuổi lao động, người dân bị thu hồi đất nông nghiệp và bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở bị mất một thời gian dài mới ổn định đời sống và sản xuất. Trong khi đó người dân sử dụng tiền bồi thường chưa hợp lý, chủ yếu để sử dụng vào mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm các vật dụng đắt tiền, gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi, ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài.

Về tổ chức thực hiện

- UBND một số xã, thị trấn còn chưa thực sự quyết liệt trong công tác GPMB, ngại va chạm với dân và còn chưa hiểu rõ chế độ chính sách bồi thường GPMB của Nhà nước dẫn tới việc tuyên truyền, giải thích và vận động cho nhân dân địa phương chưa thực sự hiệu quả.

- Việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các khu TĐC còn chậm và thiếu đồng bộ gây khó khăn cho người tới định cư.

- Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC của huyện Đông Anh phần lớn được giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC với cơ cấu tổ chức bao gồm các cán bộ chuyên làm nhiệm vụ thu hồi và bồi thường.

- Sự phối hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc còn chưa chặt chẽ, việc chỉ đạo và phân cấp có thẩm quyền, trách nhiệm vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, các cấp chính quyền, các tổ chức trong thực hiện, tham gia phối hợp thực hiện công tác bồi thường, GPMB còn chưa thật rõ hoặc chồng chéo, dẫn đến gây chậm chễ và hạn chế kết quả thực hiện chính sách.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT

3.1. CÁC PHÁT HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CƢ́U 3.1.1. Bất cập về mặt cơ chế quản lý

- Công cuộc đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, trong đó hoàn thiện cơ chế quản lý là một trong những vấn đề cơ bản, cấp thiết đang được đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Sự phối hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc còn chưa chặt chẽ; việc chỉ đạo và phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm, vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, các cấp chính quyền, các tổ chức trong thực hiện, tham gia phối hợp thực hiện công tác bồi thường, GPMB còn chưa thật rõ hoặc chồng chéo, dẫn đến gây chậm trễ và hạn chế kết quả thực hiện chính sách.

- Trong triển khai thực hiện các dự án cụ thể, công tác tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách của cấp quận, huyện và ngành chức năng với UBND thành phố thiếu kịp thời, thiếu linh hoạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và tiến độ công việc.

3.1.2. Bất cập về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và TĐC

- Giá đất tính bồi thường vẫn còn thấp hơn giá thị trường, nhất là giá đất ở và đất vườn liền kề với đất ở.

- Việc xác định diện tích đất được bồi thường, hỗ trợ, xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, TĐC, cho các hộ gia đình, cá nhân là một việc làm rất phức tạp và khó khăn, đòi hỏi cán bộ làm công tác bồi thường phải có

kiến thức hiểu biết về pháp luật, các cơ quan phải có sự phối hợp đồng bộ. - Việc bồi thường, hỗ trợ gặp khó khăn do chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho người dân, dẫn đến người nhận tiền bồi thường sau có lợi hơn người nhận bồi thường trước. Đây cũng là nguyên nhân gây so bì, chây ì trong việc chấp hành quyết định thu hồi đất, làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường, GPMB.

- Hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, chưa có sự thống nhất giữa các nội dung trong hệ thống pháp luật.

- Sự buông lỏng quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là ở cấp phường, xã trước đây dẫn tới khi thực hiện công tác GPMB rất khó khăn xác định nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, cũng như những biến động về đất đai, tài sản trên đất.

- Chưa tạo được việc làm cho người có đất bị thu hồi, chính sách bồi thường, hỗ trợ quan tâm đến thiệt hại vật chất và được tiền tệ hoá chi trả trực tiếp cho người dân gây khó khăn cho người lao động ổn định đời sống, không đảm bảo tạo được việc làm mới cho người bị thu hồi đất trong độ tuổi lao động, người dân bị thu hồi đất nông nghiệp và bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở bị mất một thời gian dài mới ổn định đời sống và sản xuất. Trong khi đó người dân sử dụng tiền bồi thường chưa hợp lý, chủ yếu để sử dụng vào mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm các vật dụng đắt tiền, gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi, ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài.

3.1.3. Bất cập về năng lực quản lý, hiệu lực quản lý, hiệu quả quản lý

- Việc thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, đúng pháp luật tại các địa phương có nơi, có lúc còn thiếu nghiêm túc, còn mang tính hình thức tạo nên sự bức xúc đối với người bị thu hồi đất.

- Công tác tổ chức thực hiện chưa được chuyên môn hóa và còn yếu kém trong tổ chức thực hiện; do cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ đối với các dự án thu hồi đất tại địa phương chưa bảo đảm về trình độ chuyên môn và khả năng tổ chức thực hiện, chưa được đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu để thực hiện chính sách,... do đó, dẫn đến việc thực hiện sách bồi thường và GPMB khi Nhà nước thu hồi đất gặp khó khăn, hạn chế.

- Việc áp dụng chính sách để thực hiện hỗ trợ ổn định đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp còn chưa linh hoạt, không thực hiện báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác nhằm bảo đảm ổn định đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp cho một số trường hợp đặc biệt (như các hộ gia đình nông nghiệp thuê đất công ích của xã để sản xuất) đã dẫn đến vướng mắc trong triển khai thực hiện; đồng thời phương thức thực hiện hỗ trợ ổn định đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp trên địa bàn huyện chưa phù hợp với quy định của Chính phủ.

- Chưa có các giải pháp cu ̣ thể cũng như quy định bắt buộc việc bố trí tạo việc làm cho số lao động dôi dư khi bị thu hồi đất; nên ở địa phương và thực tế ở dự án nghiên cứu, nhiều hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất không có đủ điều kiện để chuyển đổi sang làm nghề khác do trình độ thấp và các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp khi muốn chuyển sang sản xuất kinh doanh lại không có mặt bằng, không có vốn để tự sản xuất kinh doanh,... Do vậy, đã dẫn đến người dân bị thu hồi đất bị ảnh hưởng lớn về đời sống và tìm cách cố tình không giao đất, gây vướng mắc và chậm trễ cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, GPMB.

- Đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã còn yếu về năng lực và kinh nghiệm trong công tác, dẫn đến kết quả hòa giải các sự vụ về tranh chấp tại cấp cơ sở chưa cao.

3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TĐC KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT

Để nâng cao hơn nữa tính khả thi của chính sách, hạn chế tối đa các vướng mắc trong việc áp dụng và tổ chức thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, chúng tôi đề xuất một số nhóm giải pháp sau:

3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai

- Xác định rõ vấn đề về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai

Đất đai là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Thực hiện quyền quản lý của mình, Nhà nước đã giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân được giao quyền sử dụng. Như vậy, các chủ thể này (người sử dụng đất ) chỉ có quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai . Người sử dụng đất hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sử du ̣ng đất và có các quyền cho thuê , thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn… từ các quyền được ph áp luật cho phép đã tạo ra tâm lý cho người sử dụng đất là mình có quyền được hưởng lợi ích từ đất, được quyền đòi hỏi giá đất… mà quyền đó thuộc về Nhà nước.

- Xây dựng cơ chế, chính sách về điều tiết giá tri ̣ đi ̣a tô chênh lê ̣ch

Trong quá trình Nhà nước thực hiện quyền quản lý của mình trong việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư, tại nhiều khu vực đã phát sinh ra giá trị địa tô chênh lệch tăng hơn, thường gọi là địa tô 2, như: chỉ từ một quyết định hành chính chuyển đất nông nghiệp thành đất đô thị làm cho giá trị đất đai tăng vọt, rõ ràng do Nhà nước tạo ra, thế nhưng trong khi Nhà nước phải

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)