LLSX quyết định và quy định sự hình thành, phát triển, biến đổi và thay thế lẫn nhau của QHSX.

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học sau đại học có đáp án (Trang 29 - 30)

sản xuất chủ yếu của xã hội được giải quyết như thế nào và chính từ QHSH với tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng giai cấp, từng tầng lớp trong hệ thống sản xuất của xã hội. Đến lượt mình, địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất lại quy định cách thức tổ chức quản lí quá trình sản xuất. Cuối cùng cũng chính QHSH là cái quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho các tập đoàn người tuỳ theo địa vị của họ trong hệ thống sản xuất xã hội.

Tuy nhiên, không nên đơn giản hóa và đồng nhất QHSX chỉ còn là QHSH với tư liệu sản xuất. Trong hệ thống các QHSX thì các quan hệ về mặt tổ chức quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định 1 cách trực tiếp quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể. Bằng cách nắm bắt các nhân tố xác định của 1 nền sản xuất, điều khiển và tổ chức cách thức vận động của các nhân tố đó, các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm quá trình khách quan của sản xuất.

Các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của nền KT – XH do nó có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích người lao động. Cho nên, quan hệ phân phối sản phẩm trở thành “chất xúc tác” của các quá trình KT– XH. Nó có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sản xuất, năng động hóa toàn bộ đời sống KT – XH, là động lực thúc đẩy tính sáng tạo tích cực của người lao động hoặc ngược lại nó kìm hãm sản xuất, cản trở sự phát triển của xã hội.

LLSX và QHSX là 2 mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau và trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Quan hêï này biểu hiện thành quy luật cơ bản nhất của sự vận động của đời sống xã hội – quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX.

- LLSX quyết định và quy định sự hình thành, phát triển, biến đổi và thay thế lẫn nhau củaQHSX. QHSX.

+ Khẳng định LLSX là yếu tố động và cách mạng nhất của phương thức sản xuất. + LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức. Nội dung quyết định hình thức.

+ LLSX quyết định cả 3 mặt của QHSX.

- Khuynh hướng của sản xuất XH là không ngừng biến đổi theo chiều hướng tiến bo. Sự biến đổi đó, xét cho cùng, bao giờ cũng được bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của LLSX mà trước hết là công cụ lao động. Do vậy, LLSX là yếu tố quyết định đối với sự biến đổi của phương thức sản xuất.

- Khái niệm trình độ của LLSX nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của bản thân mình và của toàn XH. Trình độ đó được thể hiện ở 1. trình độ của công cụ lao động, 2. trình độ tổ chức lao động XH, 3. trình độ ứng dụng KHKT vào sản xuất, 4. trình độ kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người & 5. trình độ phân công lao động XH.

Sự phù hợp của QHSX đối với trình độ phát triển của LLSX là một trạng thái mà trong đó QHSX trở thành hình thức phát triển tất yếu của LLSX. Nghĩa là trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành QHSX tạo ra địa bàn thuận lợi cho LLSX phát triển. Khi cả 3 mặt của QHSX (sở hữu TLSX, tổ chức quản lí SX, phân phối sản phẩm lao động) đều đạt tới thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ tạo điều kiện tối ưu cho sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất.

- Quá trình phát triển của LLSX là liên tục và đến lúc nào đó, LLSX chuyển sang một trình độ mới với tính chất xã hội hóa ở mức cao hơn. Lúc đó QHSX sẽ không còn phù hợp với nó nữa. Trạng thái mâu thuẫn sẽ thay thế cho trạng thái phù hợp giữa chúng trước kia. Mâu thuẫn sẽ ngày càng gay gắt đến mức QHSX “trở thành xiềng xích của LLSX”. Sự phát triển khách quan của LLSX tất yếu dẫn tới việc xã hội phải xóa bỏ QHSX cũ và thay thế nó bằng 1 QHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX đã thay đổi, mở đường cho LLSX phát triển. Sự thay thế đó cũng có nghĩa là sự diệt vong của phương thức sản xuất lỗi thời và sự xuất hiện của 1 phương thức sản xuất mới.

Trong XH có giai cấp quá trình đó được thực hiện thông qua cuộc CM XH. Mác đã khái quát quá trình đó như sau: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của XH

mâu thuẩn với những QHSX hiện có… trong đó từ trước đến nay các LLSX vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của LLSX, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các LLSX. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng XH.”

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học sau đại học có đáp án (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w