Nêu khái niệm LLSX và những yếu tố của LLS

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học sau đại học có đáp án (Trang 27 - 28)

Với tính cách là một phạm trù của CNDV lịch sử, phương thức sản xuất biểu thị cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Dựa vào phương thức sản xuất đặc trưng của mỗi thời đại lịch sử, người ta hiểu thời đại lịch sử đó thuộc về hình thái kinh tế – xã hội nào. Mác viết: “Những thời đại KT khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra

cái gì mà là ở chỗ nó sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”.

Phương thức sản xuất, cách thức mà con người ta tiến hành sản xuất chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

Trong hệ thống các khái niệm của CNDV lịch sử, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là các khái

niệm dùng để chỉ quan hệ mà Mác gọi là “quan hệ song trùng” của bản thân sự sản xuất xã hội: quan hệ của con người với tự nhiên và quan hệ của con người với nhau.

* Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên được hình thành trong quá trình sản xuất.

LLSX nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải XH đồng thời thể hiện sức mạnh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

- Cấu trúc: LLSX bao gồm các yếu tố người lao động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản

xuất (TLSX), trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, lao động của con người và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động kết hợp với nhau tạo thành LLSX, trong đó, “lực lượng sản xuất

hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”.

+ Con người trong LLSX là những người trực tiếp lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, biết sử dụng TLSX để tạo ra của cải vật chất. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ. Hàm lượng trí tuệ trong lao động cao đã làm cho con người trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận.

+ TLSX bao gồm: đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Đối tượng lao động là một bộ phận của tự nhên được đưa vào quá trình sản xuất. Bao gồm những đối tượng đã có sẳn trong tự nhiên và cả những đối tượng đã qua chế biến của con người.

Tư liệu lao động là vật thể hay phức tạp những vật thể mà con người đặt vào giữa mối quan hệ bản thân mình với đối tượng lao động. TLLĐ bao gồm: Công cụ lao động và các tư liệu khác (như kho tàng, bến bãi, phuơng tiện vận chuyển …) trong đó công cụ lao động là quan trọng nhất. Bởi vì:

+ Công cụ lao động, theo Aêngghen, là “khí quan của bộ óc con người”, là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”, có tác dụng “nối dài bàn tay” và nhân lên trí tuệ của con người, góp phần nâng cao năng suất lao động XH.

+ Trong mọi thời đại, công cụ sản xuất luôn là yếu tố động nhất của LLSX, biểu hiện năng lực thực tiễn của con người ngày một tăng lên. Chính sự chuyển đổi, cải biến và hoàn thiện không ngừng của công cụ đã gây nên những biến đổi sâu sắc trong toàn bộ tư liệu sản xuất và nó trở thành nguyên nhân sâu xa của mọi biến đổi XH.

+ Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của loài người, là cơ sở xác định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại KT. Mác đã khái quát: “Những quan hệ XH đều gắn liền mật thiết với lực lượng sản xuất. Do có

được những LLSX mới, loài người đã thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ XH của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại XH có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơn nước đưa lại XH có nhà tư bản công nghiệp”.

- Giữa các yếu tố của LLSX có quan hệ biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Sự hiệu quả của tư liệu lao động phụ thuộc vào trí thông minh, sự hiểu biết và trình độ kỹ năng của người lao động. Nguợc lại bản thân những phẩm chất của người lao động lại phụ thuộc vào tư liệu sản xuất hiện có. Điều rõ ràng là nếu không có 1 nền đại công nghiệp thì không thể hình thành 1 giai cấp công nhân có kỹ thuật cao. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và tư liệu lao động là biểu thị của sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, nhân tố con người sản xuất và những nhân tố vật chất của quá trình sản xuất.

- Cần phải nhấn mạnh rằng trong các yếu tố của LLSX thì yếu tố người lao động là quan trọng nhất, cơ bản nhất, bởi chính con người đã chế tạo và sử dụng mọi loại công cụ. Tư liệu lao động, dù có ý nghĩa lớn lao đến đâu nhưng nếu tách rời lao động sống của con người thì không thể phát huy tác dụng. Lênin đã khẳng định: “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”.

- Trong thời đại ngày nay cuộc CM khoa học công nghệ đã tạo ra bước nhảy vọt lớn trong LLSX. Tri thức khoa học đã trở nên không thể thiếu được đối với lao động sản xuất. Nền KT tri thức đang dần được hình thành và chi phối, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt KT của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới; khoa học dần trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”, được kết tinh vào trong mọi yếu tố của quá trình sản xuất. Vì vậy, khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất hiện nay và nó được coi như cái đặc trưng cho LLSX hiện đại.

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học sau đại học có đáp án (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w