Nêu khái niệm QHSX và 3 mặt QHS

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học sau đại học có đáp án (Trang 28 - 29)

i. Quan hệ sản xuất (QHSX): là quan hệ giữa người và người hình thành trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội).

QHSX là những quan hệ kinh tế khách quan mang tính vật chất thuộc đời sống xã hội. QHSX là hình thức xã hội của LLSX và là cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần xã hội. Mỗi một kiểu QHSX tiêu biểu cho bản chất kinh tế của 1 hình thái KT-XH nhất định. Con người sẽ không thể tiến hành hoạt động lao động sản xuất được nếu họ không có quan hệ với nhau trong quá trình đó. Mác nhấn mạnh: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên, người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau”.

ii. Về mặt cấu trúc của QHSX: bao gồm 03 mặt căn bản

+ Quan hệ giữa người và người đối với việc sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu trong XH, biểu hiện

+ Quan hệ giữa người với người đối với tổ chức sản xuất, biểu hiện thành quan hệ bình đẳng hay bất bình đẳng trong quá trình sản xuất, chỉ huy điều khiển hay bị chỉ huy, điều khiển.

+ Quan hệ giữa người và người đối với việc phân phối sản phẩm lao động XH biểu hiện cụ thể thành việc phân phối công bằng hay không công bằng, là quan hệ bóc lột hay bị bóc lột, thu nhập nhiều hay ít.

Ba mặt trên gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động không ngừng của LLSX. Mỗi một mặt có một vai trò và ý nghĩa riêng khi nó tác động đến nền sản xuất xã hội nói riêng và toàn bộ tiến trình lịch sử nói chung, trong đó, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn giữ vai trò quyết định đối với các quan hệ khác. Nó là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản và trung tâm

Một phần của tài liệu Ôn thi triết học sau đại học có đáp án (Trang 28 - 29)