trƣờng
Hiện nay trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm về khái niệm điều chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, tựu chung lại có hai quan điểm cơ bản:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, điều chỉnh pháp luật chỉ là việc Nhà nước xây dựng, ban hành và hoàn thiện các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội (đưa cuộc sống vào pháp luật).
Quan điểm thứ hai cho rằng, điều chỉnh pháp luật ngoài việc xây dựng, ban hành các quy định pháp luật như trên, còn bao hàm cả việc thực thi các quy định đó trong thự tiễn (đưa pháp luật vào cuộc sống).
Luận văn này tác giả sẽ nghiên cứu sự điều chỉnh pháp luật về XĐTH do hành vi làm ÔNMT theo quan điểm thứ hai.
Như đã trình bày phần trên, ở Việt Nam hiện nay do bùng nổ dân số tự nhiên ngày càng lớn trước bối cảnh cơ sở hạ tầng bị hạn chế; sự tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách ồ ạt, nhưng thiếu quy hoạch, thiếu định hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường… Do đó ÔNMT ngày càng trở lên trầm trọng gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế và xã hội.
Nghịch lý là người gây ô nhiễm lại nhận được những lợi nhuận khổng lồ từ hành vi làm ÔNMT của mình gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Điều đó đặt ra yêu cầu tất yếu là người gây ô nhiễm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật, phải bồi thường cho những thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm của mình gây ra. Vấn đề ở chỗ việc người gây ô nhiễm phải trả bao nhiêu lại phụ thuộc vào quá trình xác định kết quả, lượng giá thiệt hại mà pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cấp cần được hoàn thiện.
Mặt khác, điều chỉnh pháp luật về XĐTH do hành vi làm ÔNMT có hiệu quả mang lại nhiều ý nghĩa:
Một là, góp phần vào quá trình XĐTH do hành vi làm ÔNMT khách quan, chính xác, có hiệu quả, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của bên gây ra thiệt hại cũng như bên bị thiệt hại. Nâng cao uy tín của Nhà nước với nhân dân;
Hai là, tạo ra cơ sở pháp lý chặt chẽ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong việc XĐTH do hành vi làm ÔNMT nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả trách nhiệm BTTH. Hơn nữa, các quy định này cũng tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án, Trọng tài thực thi công lý bảo vệ quyền lợi
của các bên trong quan hệ xác định và BTTH do ÔNMT…
Ba là, góp phần lập lại trật tự trong việc bảo vệ môi trường; giải quyết nhanh chóng những khiếu kiện kéo dài liên quan đến các tranh chấp về BTTH do hành vi làm ÔNMT; phòng chống ô nhiễm, suy thoái môi trường…
Từ những bất cập và ý nghĩa của điều chỉnh pháp luật về XĐTH do hành vi làm ÔNMT đặt ra yêu cầu, nhu cầu cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Vậy pháp luật sẽ điều chỉnh những vấn đề gì xung quanh việc XĐTH do hành vi làm ÔNMT ?
Để giải mã được các quy định này, theo tôi phải nghiên cứu xác định rõ được các vấn đề pháp lý liên quan sau:
Thứ nhất, chúng ta cần nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về XĐTH do ÔNMT. Khái niệm, đặc thù của thiệt hại, XĐTH do ÔNMT; phân loại thiệt hại, vai trò, nguyên tắc XĐTH, và mô hình XĐTH do hành vi làm ÔNMT như (quan niệm về các loại thiệt hại phương thức XĐTH, chủ thể có thẩm quyền XĐTH) của một số nước và các văn kiện pháp lý quốc tế. Để tạo cơ sở lý luận, thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về XĐTH do hành vi làm ÔNMT trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này;
Thứ hai, phân tích làm rõ các vấn đề pháp lý xoay quoanh việc XĐTH, như: quy định hiện hành về thành phần môi trường được XĐTH; quy định về thu thập số liệu, chứng cứ; về căn cứ xác định mức đô ̣ thiê ̣t ha ̣i đối với môi trường; căn cứ tính toán mức độ thiệt hại; xác định đối tượng gây ô nhiễm , suy thoái dẫn đến suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; đến tài sản, sức khỏe và tính
mạng con người; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt do hành vi làm ÔNMT. Trong quá trình này, phải chỉ ra căn cứ để xác định mức độ thiệt hại như: xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng và tính hữu ích đồng thời cần xác định rõ mức độ thiệt do ô nhiễm, suy thoái môi trường thông qua việc lượng giá các đối tượng bị thiệt hại. Ví dụ như ÔNMT làm suy giảm các loài động vật quý hiếm thì mức độ thiệt hại sẽ cao hơn với loài động vật thường. Bên cạnh đó là các quy định pháp luật về XĐTH đối với tài sản, sức khỏe, tính mạng, các lợi ích chính đáng khác.
Thứ ba, pháp luật điều chỉnh về thẩm quyền, trình tự, thủ tục XĐTH, những tồn tại, hạn chế và kiến nghị hoàn thiện.
Thứ tư, pháp luật về thiết chế thi hành và thực tiễn pháp lý qua việc thực hiện các vấn đề này ở Việt Nam. Bên cạnh đó có thể nghiên cứu làm rõ các Điều lệ hay các thỏa thuận của các cơ quan, tổ chức xã hội dân sự liên quan đến XĐTH do hành vi làm ÔNMT.
Từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và kiến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.