Khái niệm xác định thiệt hại do hành vi là mô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)

XĐTH là cơ sở để yêu cầu mức độ BTTH, XĐTH chỉ đặt ra khi có thiệt hại xảy ra. Nếu không có thiệt hại xảy ra thì sẽ không có cơ sở để xác định mức độ thiệt hại. Pháp luật về XĐTH nói chung, XĐTH do hành vi làm ÔNMT nói riêng là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định trách nhiệm BTTH cũng như mức độ BTTH do hành vi làm ÔNMT. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hành lại không định nghĩa thế nào là XĐTH do hành vi làm ÔNMT.

XĐTH do hành vi làm ÔNMT trước hết phải xác định phạm vi, giới hạn khu vực môi trường bị ô nhiễm; lượng giá được mức độ ô nhiễm; nguyên nhân, trách nhiệm của các bên liên quan; các công việc cần thực hiện để khắc phục ô nhiễm và

phục hồi môi trường. Từ đó chỉ ra thiệt hại đó là bao nhiêu để yêu cầu người gây ô nhiễm phải BTTH hay truy cứu các trách nhiệm pháp lý khác.

Theo tác giả, XĐTH do hành vi làm ÔNMT là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc sử dụng các công cụ, phương tiện... theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm xác định phạm vi, khu vực bị thiệt hại, đối tượng có hành vi làm ÔNMT gây ra thiệt hại, mức độ thiệt hại và chỉ ra thiệt hại đó là bao nhiêu (nói cách khác nhằm lượng giá ít nhất là tương đối chính xác, hợp lý những thiệt hại xảy ra dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn) để tạo cơ sở cho việc xác định trách nhiệm BTTH cũng như trách nhiệm pháp lý khác, góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

Còn những vấn đề pháp lý về XĐTH do hành vi làm ô nhiễm, suy thoái môi trường là tổng hợp các quy phạm, chế định pháp luật quy định liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục XĐTH; các thành phần môi trường được XĐTH; phạm vi, giới hạn khu vực bị thiệt hại; chủ thể gây ra thiệt hại do hành vi làm ÔNMT, và các quy định về căn cứ xác định mức độ thiệt hại và cách thức tính toán thiệt hại do hành vi làm ÔNMT nhằm tạo ra hành lang pháp lý để lượng giá chính xác mức độ thiệt hại do ÔNMT gây ra. Từ đó tạo cơ sở cho việc xác định trách nhiệm pháp lý và xác định mức độ BTTH bảo đảm cho việc thực hiện trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT có hiệu quả.

1.2.2. Đặc điểm của xác định do hành vi làm ô nhiễm môi trường

- Về đối tượng được XĐTH do hành vi làm ÔNMT không chỉ là XĐTH về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác. Đặc thù hơn, XĐTH do hành vi làm ô nhiễm còn tập trung vào XĐTH về suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành vi làm ÔNMT gây ra.

- Về chủ thể tham gia xác định thiệt hại thường đa dạng bao gồm cả cá nhân, tổ chức bị thiệt hại cho đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- XĐTH do hành vi làm ÔNMT chỉ đặt ra khi có thiệt hại xảy ra và thiệt hại đó do hành vi làm ÔNMT gây ra.

- XĐTH do hành vi làm ô nhiễm môi trường không chỉ đặt ra xác định những thiệt hại xảy ra là bao nhiêu mà còn bao hàm cả chi phí để xử lý ô nhiễm, phục hồi suy thoái môi trường.

- Xác định thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường do hành vi làm ÔNMT thường sử dụng những phương pháp khoa học cũng như các công cụ tiên tiến để tính toán, lượng giá chính xác thiệt hại;

- Xác định thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường do hành vi làm ô nhiễm môi trường nhiều trường hợp xảy ra trên phạm vi và mức độ rất lớn hay xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng thường rất khó xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi làm ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra do vậy mất nhiều thời gian để xác định thiệt hại và thực hiện được trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

- Xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường không đặt ra vấn đề là phải xác định yếu tố lỗi, thậm chí trong một số trường hợp không đặt ra vấn đề xác định có hành vi vi phạm gây thiệt hại hay không. Ví dụ : trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu…

1.2.3. Phân loại xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường

Có nhiều căn cứ để phân loại XĐTH do hành vi làm ÔNMT ở đây có thể liệt kê ra một số phương pháp như:

Căn cứ vào các loại thiệt hại do ÔNMT có thể phân loại:

- XĐTH đối với suy giảm chức năng, tính hữu ích do hành vi làm ÔNMT; - XĐTH đối với sức khỏe tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác do hành vi làm ÔNMT;

Căn cứ vào chủ thể XĐTH ÔNMT có thể chia thành:

- XĐTH do các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và cá nhân, tổ chức gây ra thiệt hại tiến hành;

- XĐTH do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành như: các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tiến hành hoặc Tòa án.

- XĐTH do hành vi làm ÔNMT được quy định trong pháp luật dân sự, như: thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và các lợi ích hợp pháp khác ;

- XĐTH do hành vi làm ÔNMT được quy định trong pháp luật môi trường, như thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích.

Qua một số phân loại trên, chúng ta thấy phân loại XĐTH do hành vi làm ô nhiễm môi trương đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện pháp luật về XĐTH cũng như thực tiễn xác định vấn đề này.

Dưới góc độ pháp luật dân sự thì thiệt hại và XĐTH do hành vi làm ÔNMT là một trong những yếu tố nằm trong cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. BTTH gồm hai loại: BTTH trong hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng. BTTH trong hợp đồng là bồi thường trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự. Còn BTTH ngoài hợp đồng được đặt ra trong trường hợp có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác mà trước đó không có mối quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể.

Trách nhiệm BTTH là chế tài nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, được đặt ra khi có thiệt hại xảy ra, thiệt hại phải là cơ sở thực tế cho việc BTTH ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung về cơ bản được cấu thành bởi 4 yếu tố: hành vi vi phạm pháp luật (có thể dưới dạng hành động hoặc không hành động), có thiệt hại xảy ra, có lỗi và mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng không phải lúc nào cũng đặt ra khi có đủ các yếu tố trên, trong pháp luật dân sự nước ta có những ngoại lệ. Khác với trách nhiệm pháp lý khác, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong một số trường hợp, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự vẫn phải BTTH khi không có lỗi. BLDS hiện hành quy định đối với những loại thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì không có lỗi vẫn phải BTTH hay những trường hợp thiệt hại gây ra do hành vi làm ÔNMT cũng phải bồi thường ngay cả trong trường hợp không có lỗi. Tác giả cho rằng, sở dĩ luật có quy định như vậy bởi:

Thứ nhất, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ hay do ÔNMT gây ra thường rất nghiêm trọng, thậm chí mang tính hủy diệt lớn đối với chủ thể bị thiệt hại;

Thứ hai, những loại thiệt hại này thường rất khó xác định lỗi;

Thứ ba, việc không cần thiết phải xác định lỗi sẽ tạo cơ sở pháp lý thuân lợi cho việc khởi kiện giải quyết việc BTTH theo thủ tục tố tụng dân sự.

Mặc dù trách nhiệm BTTH không phải lúc nào cũng cần thiết phải có yếu tố lỗi mà trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT là một ví dụ điển hình, nhưng yếu tố thiệt hại thì lại luôn cần thiết. Nếu không có thiệt hại xảy ra do ÔNMT thì sẽ không đặt ra vấn đề XĐTH. Khi có thiệt hại do hành vi làm ÔNMT xảy ra để đảm bảo cho trách nhiệm BTTH được hiệu quả thì vấn đề đặt ra là phải xác định hay lượng giá chính xác các thiệt hại xảy ra trên thực tế.

XĐTH nói chung và XĐTH về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác là một chế định pháp luật quan trọng trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Chế định này được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự, trong BLDS 1995 chế định về XĐTH được quy định cụ thể từ Điều 612 đến Điều 616. Trong BLDS năm 2005 chế định này cũng được quy định từ Điều 608 đến Điều 612. Quy định về XĐTH này cũng được áp dụng đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp khác do hành vi làm ÔNMT. Bởi trách nhiệm BTTH do hành vi làm ÔNMT cũng là một phần của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.4. Vai trò của xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường

Thực tế trên thế giới cũng như ở nước ta trách nhiệm BTTH do ÔNMT có thể đặt ra ngay cả trong trường hợp người gây ra hành vi ô nhiễm không có lỗi. Tuy nhiên, mức độ BTTH là bao nhiêu lại liên quan đến việc XĐTH. Nếu XĐTH mà không đúng, không phù hợp với thực tế và không dựa trên cơ sở khoa học thì rất khó có thể khẳng định trách nhiệm bồi thường sẽ được đảm bảo thực hiện có hiệu quả từ hai phía người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại hoặc từ một bên nếu họ cho rằng việc XĐTH đó là chưa hợp lý. Do vậy vai trò của XĐTH do hành vi làm ÔNMT có thể kể ra ở một vài điểm sau:

- Là cơ sở để xác định mức độ BTTH của bên gây ra thiệt hại cho bên bị thiệt hại và mức độ được bồi thường của bên bị thiệt hại, đảm bảo trách nhiệm BTTH được thực thi có hiệu lực, hiệu quả trên thực tiễn.

- XĐTH đúng sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại và người gây ra thiệt hại. Khi xác định rõ ràng khu vực bị thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ô nhiễm và thiệt hại xảy ra thì về cơ bản lợi ích của người bị thiệt hại sẽ được đảm bảo, mặt khác người gây ra thiệt hại cũng nhận thức được việc bồi thường của mình với mức độ như vậy là hợp lý. Tránh kéo ra thời gian quá dài dẫn đến không có lợi cho bên nào.

- Là cơ sở để xác định các trách nhiệm pháp lý. Khi xác định được đối tượng bị thiệt hại, mức độ thiệt hại sẽ tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan nhà nước, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng trách nhiệm dân sự, hành chính hay hình sự…hoặc không áp dụng trách nhiệm đối với người có hành vi gây ra thiệt hại. Ví dụ, khi một chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh làm ÔNMT gây ra thiệt hại nhỏ thì chủ thể đó có thể chỉ bị xử phạt hành chính và một số biện pháp khác như buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu, chấm dứt hành vi làm ô nhiễm… mà chưa đến mức bị áp dụng trách nhiệm hình sự…

- Ở một giác độ nhất định XĐTH do hành vi làm ÔNMT còn góp phần răn đe và nâng cao ý thức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như các hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Đây là áp dụng đánh vào lợi ích của người sử dụng môi trường hoặc những người có hành vi làm ÔNMT.

Khi đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế, Đảng và Nhà nước ta cũng đã khẳng định chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài không phải bằng mọi giá, bởi nếu chỉ chăm chăm vào con số gia tăng của GDP mà không quan tâm đến vến đề môi trường thì cái giá chúng ta phải trả sẽ còn cao hơn cả sự tăng trưởng. Do vậy các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước làm ăn ở trên đất nước Việt Nam phải có suy nghĩ rằng đây không phải là nơi chỉ để khai thác tài nguyên, để thải các chất độc hại, ô nhiễm chưa qua xử lý ra môi trường… Họ cần phải nhận thức được vấn đề lâu dài là đến Việt Nam để đầu tư thu lợi nhuận và cũng để góp phần xây dựng cho đất nước này được giàu mạnh và văn minh hơn.

- Góp phần hiện thực hóa nguyên tắc người gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường phải trả tiền (PPP). Việc XĐTH minh bạch, khách quan, đúng với thực tiễn

sẽ góp phần làm cho bên gây ô nhiễm thấy được hành vi của mình và thực hiện bồi thường cho những cá nhân, tổ chức, pháp nhân bị thiệt hại.

1.3. Điều chỉnh pháp luật về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trƣờng trƣờng

Hiện nay trong khoa học pháp lý có nhiều quan điểm về khái niệm điều chỉnh pháp luật. Tuy nhiên, tựu chung lại có hai quan điểm cơ bản:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, điều chỉnh pháp luật chỉ là việc Nhà nước xây dựng, ban hành và hoàn thiện các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội (đưa cuộc sống vào pháp luật).

Quan điểm thứ hai cho rằng, điều chỉnh pháp luật ngoài việc xây dựng, ban hành các quy định pháp luật như trên, còn bao hàm cả việc thực thi các quy định đó trong thự tiễn (đưa pháp luật vào cuộc sống).

Luận văn này tác giả sẽ nghiên cứu sự điều chỉnh pháp luật về XĐTH do hành vi làm ÔNMT theo quan điểm thứ hai.

Như đã trình bày phần trên, ở Việt Nam hiện nay do bùng nổ dân số tự nhiên ngày càng lớn trước bối cảnh cơ sở hạ tầng bị hạn chế; sự tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách ồ ạt, nhưng thiếu quy hoạch, thiếu định hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường… Do đó ÔNMT ngày càng trở lên trầm trọng gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế và xã hội.

Nghịch lý là người gây ô nhiễm lại nhận được những lợi nhuận khổng lồ từ hành vi làm ÔNMT của mình gây thiệt hại cho các chủ thể khác. Điều đó đặt ra yêu cầu tất yếu là người gây ô nhiễm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật, phải bồi thường cho những thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm của mình gây ra. Vấn đề ở chỗ việc người gây ô nhiễm phải trả bao nhiêu lại phụ thuộc vào quá trình xác định kết quả, lượng giá thiệt hại mà pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cấp cần được hoàn thiện.

Mặt khác, điều chỉnh pháp luật về XĐTH do hành vi làm ÔNMT có hiệu quả mang lại nhiều ý nghĩa:

Một là, góp phần vào quá trình XĐTH do hành vi làm ÔNMT khách quan, chính xác, có hiệu quả, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của bên gây ra thiệt hại cũng như bên bị thiệt hại. Nâng cao uy tín của Nhà nước với nhân dân;

Hai là, tạo ra cơ sở pháp lý chặt chẽ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong việc XĐTH do hành vi làm ÔNMT nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả trách nhiệm BTTH. Hơn nữa, các quy định này cũng tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án, Trọng tài thực thi công lý bảo vệ quyền lợi

của các bên trong quan hệ xác định và BTTH do ÔNMT…

Ba là, góp phần lập lại trật tự trong việc bảo vệ môi trường; giải quyết nhanh

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)