III. Tiềm năng và thách thức.
4. Tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu qua bước thứ ba.
khẩu qua bước thứ ba.
* Để đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu:
- Sản phẩm ngành dệt phải đáp ứng được yêu cầu của ngành may. Thành lập bộ phận chuyên trách nắm nhu cầu của ngành may để đặt hàng cho ngành dệt có hướng đầu tư và tổ chức sản xuất hợp lý.
- Phát triển hệ thống công ty sản xuất phụ liệu may trong nước với công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp cho xuất khẩu.
- Có chính sách khuyến khích phát triển phụ liệu trong nước với việc tranh thủ đàm phán để giành quyền chủ động chọn nhà cung cấp phụ liệu cho sản phẩm may. Ước tính phụ liệu chiếm 15% hoặc 25 – 35% giá thành sản phẩm may. Việc hạ chi phí về phụ liệu đem lại hiệu quả trong việc giảm giá thành sản phẩm may.
- Có chiến lược đồng bộ cho việc phát triển vùng nguyên liệu cho các ngành dệt, tận dụng phế liệu dệt để sản xuất không dệt, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo sức cạnh tranh về giá cả cho sản xuất.
* Tạo lập tên tuổi, khẳng định uy tín trên thị trường EU.
Cần tập trung đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mã vải sản phẩm may.
Tổ chức công tác tiếp thị, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
Có kế hoạch hợp tác với các viện mốt, hay nguyên chính và nhân lực trong khâu thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các công ty và tranh thủ hỗ trợ của các nhập khẩu đại diện của các mạng lưới phân phối tại các nước thuộc EU.
Khi chưa có tên tuổi, hình ảnh trên thị trường này thì cách tốt nhất để thâm nhập vào thị trường trong giai đoạn đầu là mua nhãn hiệu, bằng sáng chế của các công ty nước ngoài để làm ra các sản phẩm của họ với giá rẻ hơn.
* Tăng cường công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá.
Để xuất khẩu trực tiếp sản phẩm dệt may, các doanh nghiệp Việt Nam cần khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới nói chung và EU nói riêng, bằng nhãn hiệu của mình. Đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm.
Việc nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp cần chú trọng.
Thật vậy trong vài năm tới, Việt Nam vẫn gia công hàng may xuất khẩu là chủ yếu, do xu hướng chuyển dịch tất yếu của ngành dệt may thế giới và do ngành dệt may Việt Nam chưa đủ “nội lực: để xuất khẩu trực tiếp.
Do đó các doanh nghiệp vẫn phải thông qua gia công xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ các và tích luỹ, đối với trang thiết bị, tạo cơ sở vật chất để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.