III. Tiềm năng và thách thức.
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG EU
MAY SANG EU
Chiến lược phát triển toàn ngành dệt may Việt Nam đến 2010 đặt ra mục tiêu doanh thu là 13-15 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ 10- 12 tỷ USD. Muốn làm được điều này, ngành dệt may phải nâng cao một bước về chất lượng phát triển với mục tiêu tỷ lệ nội địa hoá 50% và tăng 50% giá trị gia tăng trong sản phẩm. Và để hiện thực hoá được con số trên, ngành dệt may phải phá thế “gia công” hiện nay, toàn ngành thực hiện chu trình khép kín “Thời trang - công nghệ - thương hiệu”. Theo đó, ngành sẽ thực hiện 8 chương trình trọng điểm từ nay đến 2010 bao gồm: Chương trình đầu tư sản xuất nguyên liệu sản xuất xơ, sợi tổng hợp cho nhu cầu dệt và sản xuất bông xơ nội đại đáp ứng 15% nhu cầu kéo sợi đến 2010; Đầu tư phát triển 1 tỷ mét vải thoi phục vụ xuất khẩu vào năm 2015; Nâng cao chất lượng ngành dệt; Đầu tư hạ tầng, xây dựng 3 KCN dệt nhuộm có hạ tầng cấp nước sạch và xử lý nước thải để thu hút đầu tư; Chương trình nhanh chóng hoá thời trang ngành dệt may (mục tiêu của chương trình này là phát triển đội ngũ thiết kế thời trang cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động sản xuất thương mại sản phẩm thời trang và xây dựng hình ảnh ngành
thời trang Việt Nam, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm); Dự kiến xây dựng 2 tổ hợp thương mại-văn hoá-du lịch-thời trang tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh; Xây dựng 3 trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu dệt may tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng kết hợp với việc di dời sản xuất về các vùng phụ cận của 3 trung tâm trên.
Tuy nhiên, với đặt thù riêng có, để phát triển xuất khẩu sang thị trường EU cần có một số cách thức phát triển riêng. Cụ thể là: (1) Giảm gia công, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, sử dụng nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt ở trong nước. Thay thế năng lực cạnh tranh đơn thuần trên lợi thế nhân công bằng cạnh tranh trên giá trị gia tăng. (2) Nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng về mẫu mã và khắt khe về chất lượng trên thị trường EU. (3) Mở rộng thị trường hơn nữa bằng cách thâm nhập sâu hơn vào các thành viên mới của EU, phát triển hơn nữa trên các thị trường truyền thống.
Cùng những định hướng phát triển chiến lược trên, cần thực hiện các giải pháp lớn như: Thực hiện các giải pháp chung để phát triển ngành dệt may Việt Nam như: Tăng cường khuyến khích đầu tư và kêu gọi đầu tư FDI vào các lĩnh vực xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất và sản xuất phụ liệu nhằm cung cấp kịp thời cho may mặc xuất khẩu; Có chính sách hỗ trợ di dời các xí nghiệp của ngành khỏi trung tâm thành phố về các vùng nông thôn để cân đối nhân lực giữa vùng này với KCN; Hỗ trợ ban đầu hoặc một phần cho xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao và hợp tác quốc tế để cập nhật cho cán bộ quảnlý, kinh doanh về kiến thức hội nhập quốc tế, tranh chấp quốc tế, đào tạo thiết kế thời trang, phát triển sản phẩm áp dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin trong kinh doanh hàng dệt may. Bên cạnh đó, để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU, cần song song thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: