III. Tiềm năng và thách thức.
2. Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ thương mại và tổ chức quản lý.
tổ chức quản lý.
* Với xu thế khu vực hoá toàn cầu hoá kinh tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam vào quá trình này, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đặt ra yêu cầu mới rất cao đối với đội ngũ cán bộ thương mại.
Ở Việt nam những kiến thức về quản lý kinh tế nói chung, quản lý thương mại ní riêng ở tầm vĩ mô về quy mô đang có sự hẫng hụt và có độ chênh lệch lớn so với ngay cả các nước trong khu vực. Chính do sự yếu kém này đã gây thiệt hại cho Việt Nam trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng thương mại và kinh tế với các đối tác giầu kinh nghiệm EU. Vì vậy Chính phủ nên tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại cho cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của công ty thương mại.
* Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và thu hút các học sinh có khả năng theo học nghề dệt may, khắc phục tình trạng thiếu kỹ sư dệt may trầm trọng. Đầu tư cho các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất kỹ thuật theo dây chuyền hiện đại nhằm đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thực sự trở thành thế mạnh của ngành dệt may Việt Nam. Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế mẫu thời trang và hoạt động Marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mã và xúc tiến thị trường. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đảm bảo việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho người lao động. Tránh tình trạng những công nhân, kỹ sư có tay nghề cao bị hút sang công ty liên doanh.
* Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên pạhm vi cả nước theo phương châm gắn vùng công nghiệp dệt với vùng nguyên liệu, công ngiệp may với các trung tâm tiêu thụ và xuất khẩu cụ thế là
+ Gắn vùng công nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khác nhằm tận dụng lao động, mối quan hệ liên ngành.
+ Gắn các công trình mới về kéo sợi và dệt vải tổng hợp với khu vực quy hoạch của nhà nước về dầu khí, các công trình chế biến kéo sợi dệt tơ tằm với vùng nguyên liệu tằm.
+ Gắn công nghiệp may thành khu công nghiệp liên hoàn nguyên liệu, sợi, dệt, nhuộm, may, dịch vụ….nhằm làm giảm chi phí vận chuyển nguyên
liệu, sản phẩm để nâng cao một bước công nghiệp hoá và có điều kiện gị vốn nước ngoài.
+ Gắn công nghiệp dệt may vào các vùng trung tâm dân cư để vừa tận dụng lao động tại chỗ, vừa tận dụng điều kiện cơ sở hạ tầng về giao thông, văn hoá, thông tin, vận chuyển.