Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 45)

II. Tình hình và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình.

2.3.Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh

* Đối với chi phí mua hàng để tiết kiệm chi phí này công ty cần phải tập trung quan tâm vào:

- Ngay từ khâu cung ứng vật tư, một trong những nguyên nhân làm tăng khoản chi phí này thì công ty cần tập trung vào các nhà cung ứng vật tư theo nguyên tắc không có một nhà cung ứng vật tư duy nhất mà phải dựa trên sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng từ đó lựa chọn ra nhà cung ứng có chất lượng tốt, số lượng không hạn chế và giá cả hợp lý. Công ty cổ phần Thanh Bình thực hiện mua hàng theo nguyên tắc: Thứ nhất là báo giá cạnh tranh của các nhà cung ứng, thứ hai là phải có hợp đồng kinh tế giữa hai bên. Thực hiện nguyên tắc này công ty đã thực hiện được chế độ tiết kiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh, chống tham ô, lãng phí tài sản của công ty.

- Công ty phân công, phân cấp quản lý tài chính, quản lý chi phí và giá thành dựa theo chức vụ, chức vụ càng to thì càng có trách nhiệm trong việc quản lý và tiết kiệm chi phí. Với tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

cổ phần Thanh Bình là một công ty có quy mô vừa và nhỏ công ty cần có một bộ phận chuyên trách riêng quản lý về chi phí sản xuất kinh doanh như: quản lý về lao động, vật tư, tiền vốn…Bộ phận kế toán vẫn thực hiện công việc của mình nhưng bên cạnh đó sẽ có một bộ phận do công ty thành lập bao gồm những người có trình độ cao và hiểu biết về kế toán tài chính giúp đỡ và giám sát việc thực hiện. Cơ cấu bộ phận quản lý riêng về chi phí sản xuất kinh doanh khi công ty thành lập

Hình 2: Cơ cấu bộ phận chuyên trách về chi phí sản xuất kinh doanh

Bộ phận này sẽ thực hiện công việc:

- Quản lý chi phí và giá thành theo một kế hoạch định mức cụ thể. Lập kế hoạch chi phí và giá thành phải dựa vào tính khoa học và thực tiễn

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, kế hoạch tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ…

+ Tình hình thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh, về chi phí và giá thành của những năm trước.

+ Những định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi phí giá thành của công ty cũng như những quy định của nhà nước.

Bộ phận chuyên trách về

chi phí

Bộ phận kế toán

Quản lý vốn Quản lý lao động

Quản lý nguyên vật liệu

+ Kế hoạch phải lập chi tiết cho từng bộ phận quản lý, từng phân xưởng cụ thể, kết hợp với phân công quản lý rõ ràng và phải có kế hoạch tái nghiệp trên cơ sở của kế hoạch năm.

Trong điều kiện kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ giúp công ty tránh được rất nhiều lãng phí, tiết kiệm được nhiều các khoản chi phí không cần thiết. Việc công ty đưa ra các kế hoạch và quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn còn giúp công ty luôn chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính điều đó làm cho công ty phát hiện và phát huy tối đa mọi tiềm năng của mình

2.4.Tổ chức kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh

Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình diễn ra thường xuyên và liên tục cho nên đây là biện pháp quan trọng cần phải lên kế hoạch và định kỳ kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.

Các kế hoạch và kiểm tra sản xuất kinh doanh, kế hoạch chi phí giá thành, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ, vật tư…và các thông tin về tình hình thực hiện các kế hoạch đó của công ty trong năm kế hoạch, các chính sách, chế độ luật pháp và quản lý tài chính, quản lý chi phí, giá thành của nhà nước sẽ được bộ phận phụ trách đề ra và thực hiện theo kế hoạch đó.

Công ty cổ phần Thanh Bình do có một bộ phận phụ trách việc kiểm tra do đó thời hạn kiểm tra là một tháng sẽ kiểm tra một lần để nắm rõ tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành và yêu cầu các bộ phận hỗ trợ công tác kiểm tra, nhưng tránh việc chồng chéo cản trở quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty sẽ tiến hành kiểm tra rộng và toàn diện cả về không gian, thời gian kiểm tra, cả thời gian trước, trong và sau khi các chi phí phát sinh, nhằm

đánh giá đúng tính hợp lý, hợp pháp, tính phù hợp, tính cần thiết và hiệu quả của các chi phí phát sinh, từ đó tìm ra những nhược điểm của quá trình chi phí trong công ty. Phát huy được các tiềm năng, khắc phục những tiêu cực, giảm chi phí, hạ giá thành.

Kiểm tra còn giúp công ty hoàn thành được hệ thống chỉ tiêu định mức, chỉ tiêu kế hoạch khoa học và hợp lý hơn cho các kỳ kế hoạch sau.

III.Một số giải pháp khác

3.1.Giải pháp đối với công ty

3.1.1.Bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

Vốn đầu tư là vấn đề đặt ra cho không chỉ riêng một công ty nào, mà đó là vấn đề chung của rất nhiều công ty. Trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì công ty cần phải đầu tư bao nhiêu, và đầu tư như thế nào là rất quan trọng. Để tạo ra một dây chuyền sản xuất hiện đại thì cần phải có nguồn vốn đủ để đầu tư cho công nghệ này, một đội ngũ công nhân được đào tạo kỹ thuật điều hành hệ thống máy móc hiện đại như vậy vốn cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. Công ty cần phải thường xuyên chăm lo tạo dựng nguồn vốn, đồng thời tính toán hiệu quả kinh doanh, đầu tư một cách hợp lí. Công ty tăng nguồn vốn của mình bằng cách trích một phần lợi nhuận kinh doanh hoặc là huy động vốn từ các cổ đông hoặc phát hành cổ phiếu và trái phiếu.

3.1.2.Gia nhập vào các hiệp hội kinh doanh dệt may trong nước

Thông qua sự hoạt động của các hiệp hội này, các công ty sẽ học hỏi được những công nghệ mới, để có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm, cũng thông qua hiệp hội công ty có thể giới thiệu những công nghệ mà công ty đang áp dụng hiệu quả

Ngoài ra khi tham gia vào các hiệp hội, khi có tranh chấp xảy ra công ty có thể có sự giúp đỡ về mặt pháp lý cũng như sự ủng hộ của các công ty trong hiệp hội về tinh thần cũng như là về vật chất để công ty có thể bảo vệ uy tín của mình cũng như uy tín của sản phẩm trên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3.Tạo môi trường làm việc tốt

Đây là một giải pháp nhỏ có tác dụng rất lớn đối với toàn thể nhân viên của công ty vì đối với bất kỳ một người lao động nào khi được làm việc trong một môi trường tốt cũng phát huy được khả năng cũng như năng lực của bản thân, nếu môi trường làm việc không tốt, luôn có một bầu không khí bao trùm lên toàn bộ công ty và tạo ra sự căng thẳng trong các mối quan hệ giữa người với người thì hiệu quả công việc không cao, chất lượng công việc hoàn thành không cao, chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc tiết kiệm chi phí. Điều quan trọng là cách đối xử từ cấp trên trực tiếp đối công nhân viên cho đến các lãnh đạo trong công ty. Lập quỹ công đoàn cho hoạt động thăm viếng, cưới hỏi…sẽ là phương tiện tốt để thể hiện sự quan tâm của công ty đối với cán bộ công nhân viên trong công ty. Các chế độ đãi ngộ, khả năng thăng tiến của cán bộ công nhân viên cũng phản ánh thái độ của công ty đối với họ. Hiển nhiên là cán bộ công nhân viên chỉ muốn gắn bó với những công ty mà khả năng của họ được đánh giá đúng mức và có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tạo bầu không khí tốt cũng chính là tạo một môi trường làm việc trong công ty dân chủ, cởi mở. Đây được xem như là một biện pháp khích lệ tinh thần bên cạnh khích lệ về vật chất đối với công nhân viên của công ty một cách hiệu quả nhất. Vào các ngày nghỉ công ty nên tổ chức cho các công nhân viên của mình đi tham quan, du lịch để họ giảm bớt khoảng cách và thông hiểu nhau hơn.

3.2.1.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Sau nhiều năm mở cửa nền kinh tế, nhà nước đã có nhiều chính sách tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty phát triển như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách mở rộng sản xuất…Tuy nhiên như vậy là chưa đủ vì vẫn còn có các chính sách gây khó khăn cho các công ty.

Hiện nay tình hình về vốn kinh doanh của công ty vẫn còn thiếu cho hoạt động mở rộng quy mô sản xuất, bên cạnh đó công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình cổ phần hoá nên còn gặp nhiều khó khăn. Công ty muốn đề nghị với nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay các khoản vốn ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước để tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhà nước cần có biểu thuế hợp lí đối với việc nhập khẩu các máy móc thiết bị mà công ty sẽ đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh, nên có chính sách khuyến khích, ưu tiên giảm thuế đối với một số mặt hàng. Nếu nhà nước tạo điều kiện như vậy sẽ giúp công ty đầu tư được các máy móc thiết bị hiện đại mà tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh.

3.2.2.Tạo một thị trường thông tin lành mạnh

- Các thông tin trên thị trường nhiều khi bị sự lũng đoạn của một số các công ty làm cho thông tin sai lệch so với thực tế khiến cho các công ty khi có nhu cầu về nguồn nguyên liệu trên thị trường sẽ khó lựa chọn cho mình một nhà cung ứng tốt cả về lượng và chất mà giá thành hợp lý. Lúc này cần có sự can thiệp của nhà nước bằng những văn bản pháp luật, những quy định hạn chế sự lũng đoạn này. Tạo thị trường thông tin lành mạnh giúp các công ty tiết kiệm chi phí mua hàng đặc biệt là các công ty sản xuất sẽ mua được nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cả và chất lượng phục vụ cho quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 45)