II. Tình hình và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình.
CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I.Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành
1.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 1.1.1.Mục tiêu
Xu thế toàn cầu hoá đã mở ra một thị trường hàng hoá rộng lớn không chỉ cho ngành dệt may Việt Nam mà cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Nhưng đồng thời nó cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế đó là sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, các doanh nghiệp nếu không tự đổi mới mình để bắt nhịp cùng với sự phát triển thì rất khó tồn tại và phát triển.
Vài năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển vượt bậc. Thu nhập tăng làm cho nhu cầu của người dân tăng nhanh đặc biệt là nhu cầu về hàng may mặc, thời trang. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đặt ra cho các công ty dệt may khi phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh khốc liệt, không chỉ cạnh tranh ở chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm…mà còn phải thực hiện cuộc cạnh tranh giành lấy niềm tin ở khách hàng.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và để tồn tại trong cuộc chạy đua này, các công ty may hiện nay đã chú ý vào công nghệ sản xuất và các trang thiết bị máy móc nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đồng thời giảm tối đa mức chi phí bình quân một đơn vị sản phẩm và phải chú ý đến khâu thiết kế để liên tục cho ra đời nhiều sản phẩm mới với nhiều kiểu dáng khác nhau phù hợp với từng đối tượng tiêu dùng. Đứng trước những
thuận lợi và khó khăn chung đó công ty cổ phần Thanh Bình đã đưa ra những mục tiêu và phương hướng của công ty trong thời gian tới.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng tỉ trọng xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng như EU, Mỹ…Bên cạnh đó có chiến lược mở rộng thị trường trong nước đặc biệt là thị trường miền Bắc.
- Mở rộng quy mô sản xuất tăng doanh thu, tăng lợi nhuận ổn định và từng bước nâng cao mức sống cho người lao động trong công ty.
- Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động và đa dạng hoá mặt hàng.
- Tạo môi trường văn hoá lành mạnh, đoàn kết nhằm phát huy năng lực tối đa của mỗi người trong công ty.
- Thực hiện tốt vai trò và nghĩa vụ đối với nhà nước và cơ quan chính quyền địa phương.
Mục tiêu mà công ty cổ phần Thanh Bình đề ra trong năm 2007 như sau:
Bảng 5: Chỉ tiêu cần đạt của công ty cổ phần Thanh Bình trong năm 2007 Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh năm 2007/2006
Chênh lệch Tỉ lệ Tổng doanh thu 18273465948 19367832573 1094366625 5,99 Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 16758047654 17358937980 600890326 3,59 Tổng lợi nhuận 1515418294 2008894593 493476299 32,56 Nộp ngân sách 424317122 562490486 138173364 32,56 Thu nhập bình quân (Đồng/người) 1400000 1550000 150000 10,71
1.1.2.Phương hướng phát triển
- Phát triển da dạng hoá các hoạt động kinh doanh, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và nước ngoài, đầu tư vào các sản phẩm thế mạnh của công ty như áo Jacket, các loại quần áo thể thao, các mặt hàng quần âu, áo sơ mi. Bên cạnh đó nghiên cứu đầu tư kinh doanh vào một số mặt hàng mới thích ứng với những nhu cầu thị trường và khả năng của công ty.
- Đầu tư thêm vốn, nguồn nhân lực để phát triển xí nghiệp dệt nhãn mác vì đây là mặt hàng có khả năng phát triển mạnh trong thời gian tới.
- Đầu tư và đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất. Nhập thêm hệ thống dây chuyền dệt nhãn mác và máy cắt.
- Thực hiện tốt công tác quản lí và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh và vốn nhằm hạ giá thành tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
- Nâng cao trình độ quản lí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cấp quản lí trong công ty. Đồng thời công ty có kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp. Bên cạnh đó công ty có kế hoạch bố trí sắp xếp đội ngũ lao động trong công ty hợp lí nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người góp phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
- Huy động vốn từ mọi nguồn trong và ngoài công ty.
- Liên kết với các thành viên trong hiệp hội dệt may, tham gia vào các hội chợ triển lãm được tổ chức hàng năm qua đó công ty sẽ tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường của mình.
1.2.Phương hướng hoàn thiện công tác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành.
Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm luôn luôn thực hiện theo những phương hướng chung mà công ty đặt ra. Mục đích chính
của tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm đó là giảm nhu cầu về vốn kinh doanh, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Vì thế công ty đã đề ra những phương hướng hoàn thiện như sau:
- Đầu tư công nghệ cho quá trình sản xuất kinh doanh, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, giảm các sản phẩm bị hỏng hóc, nâng cao chất lượng sản phẩm tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Công ty phải sẵn sàng bỏ ra đầu tư thì hiệu quả đạt được sẽ vượt xa chi phí ban đầu bỏ ra. Nếu công ty không bỏ tiền ra đầu tư vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu không tiếp thu những công nghệ hiện đại thì chỉ tiết kiệm được chi phí ban đầu mà thực chất là chưa tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm
- Đẩy mạnh công tác tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên trong hoạt động bán hàng những kĩ năng cơ bản, những yêu cầu và phẩm chất cơ bản của nhân viên bán hàng. Bên cạnh đó công ty cần trang bị thêm những trang thiết bị và công nghệ kinh doanh hiện đại đảm bảo cho lực lượng bán hàng không bị lạc hậu và công việc bán hàng sẽ diễn ra nhanh chóng tiết kiệm thời gian và thực hiện được nhiều công việc khác nhau.
Nhìn chung công ty đã có những mục tiêu và phương hướng chung để phát triển công ty cổ phần Thanh Bình thành một công ty lớn mạnh trong nước và vươn ra quốc tế cũng như mục tiêu hay phương hướng cụ thể cho công tác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Quan trọng là công ty phải có những biện pháp thiết thực nào để hoàn thiện việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.
II.Những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm
2.1.Đầu tư công nghệ
Đầu tư công nghệ là biện pháp quan trọng đầu tiên mà công ty cổ phần Thanh Bình cần phải thực hiện. Trong vài năm gần đây công ty cổ phần Thanh Bình không tránh khỏi công nghệ vẫn còn lạc hậu chưa hội nhập được với những công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới do đó biện pháp đầu tư công nghệ máy móc là điều kiện cần và đủ để tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Nhưng một vấn đề nữa lại được đặt ra đó là không phải công nghệ hay thành tựu nào cũng phù hợp với công ty mà ta cần phải biết lựa chọn những công nghệ thích hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình, cần phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của công ty. Nếu áp dụng đúng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh thì công ty mới có thể nâng cao năng suất lao động, giảm được tiêu hao vật tư trong sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm kinh doanh được nâng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhưng chất lượng vẫn đảm bảo nhu cầu của thị trường. Muốn thực hiện được điều đó công ty phải quan tâm đến việc đầu tư đối với hệ thống TSCĐ hiện có, áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp, để làm sao huy động tối đa các tài sản cố định vào quá trình sản xuất kinh doanh làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh cho công ty.
Đối với việc sử dụng tài sản cố định công ty cũng nâng cao hiệu quả sử dụng vì công ty là công ty sản xuất do đó việc đầu tư cho máy móc thiết bị mất rất nhiều chi phí, nếu công ty tận dụng được hết hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì cũng là một biện pháp tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực phục vụ và ngăn ngừa, hạn chế tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng.
- Khai thác triệt để công suất, công dụng của tài sản cố định, đánh giá đúng giá trị tài sản cố định, thực hiện khấu hao nhanh kết hợp với việc khai thác triệt để công suất công dụng của tài sản cố định để thu hồi vốn nhanh. Việc này giúp công ty có điều kiện nhanh chóng đổi mới tài sản cố định để tránh tụt hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường…Đồng thời giúp công ty tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
- Khi công ty cổ phần Thanh Bình quyết định đầu tư công nghệ cũng là việc đào thải các máy móc thiết bị cũ lạc hậu, công ty có thể bán lại hệ thống máy móc này và thu hồi lại một phần số tiền đầu tư cho máy móc thiết bị mới hiện đại hơn.
2.2.Đào tạo và tổ chức quản lý lao động
Đào tạo và tổ chức quản lý lao động nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động. Công ty đã có chủ trương mở rộng hoạt động sản xuất bằng việc tuyển dụng thêm nhân viên và bên cạnh đó nâng cao quá trình đào tạo và quản lý. Công ty sẽ thực hiện tốt biện pháp này bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất:
- Công ty có chính sách tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên tổ chức theo hướng khuyến khích, thu hút lao động giỏi, có năng lực vào làm việc cho công ty và có chính sách đãi ngộ thoả đáng. Cụ thể: Nếu nhân viên nào làm tốt vượt mức sản phẩm đặt ra thì tuỳ theo khối lượng sản phẩm công ty sẽ có thưởng 10 ngàn đồng/1 sản phẩm vượt mức. Khi công ty có nhiều đơn hàng và cần nhân viên làm thêm ca thì công ty sẽ trả thêm lương trong những giờ làm và bồi dưỡng thêm cho nhân viên.
- Công ty cử ra những người quản lý từng tổ, từng phân xưởng có năng lực gọi là tổ trưởng và quản đốc phân xưởng thực hiện việc quản lý đồng thời chỉ dẫn cho các nhân viên những kỹ thuật cần thiết cho công việc, giảm được các động tác thừa, tiết kiệm được thời gian, nâng cao năng suất lao động.Tổ chức quản lý, sử dụng lao động rõ ràng cụ thể gắn kết quả sản xuất kinh doanh của nguồn lao động với tiền lương và tiền thưởng của họ, đồng thời phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, tác phong lao động công nghiệp cho người lao động, tinh thần hợp tác trong công việc của tập thể, của từng đơn vị nhỏ thành viên, của toàn công ty để họ phát huy sáng kiến trong sản xuất kinh doanh, tiết kiệm thời gian lao động, tăng năng suất lao động cho công ty.