Liên quan giữa nồng độ hs-CRP với đặc điểm lâm sàng và cận lâm

Một phần của tài liệu Liên quan giữa nồng độ hs CRP huyết thanh với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp (Trang 63 - 92)

sàng của HCMVC.

Hs-CRP là một protein ở pha cấp, được tổng hợp trong quá trình viêm và tổn thương ở mô. Nồng độ hs-CRP tăng cao có thể phát hiện sớm từ 4 giờ đến 6 giờ sau tổn thương đạt nồng độ đỉnh sau 24 giờ đến 48 giờ, chính vì vậy mà tất cả 50 bệnh nhân HCMVC đều được làm xét nghiệm hai lần lúc nhập viện và sau 24 giờ theo dõi tình trạng đáp ứng viêm và hoại tử cơ tim góp phần tiên lượng bệnh nhân để có hướng can thiệp và điều trị dự phòng sớm.

4.2.1. Đặc điểm hs-CRP của nhóm nghiên cứu tại thời điểm nhập viện.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ hs-CRP máu tại thời điểm nhập viện ở nhóm ĐNKÔĐ là 6,0 ± 2,0mg/L. Tương tự nghiên cứu của Trịnh Xuân Cường là 4,7±5,86mg/L [6], Trương Phi Hùng và cộng sự là 7,18±8,55mg/L [18]. Nhóm NMCT nồng độ hs-CRP lúc nhập viện là 23,8±45,7 mg/L, theo tác giả Nguyễn Thị Dung nghiên cứu trên 40 bệnh nhân NMCT là 35,4 ± 27,59mg/L [10], Hoàng Quốc Hòa nghiên cứu 74 bệnh nhân NMCT nồng độ hs-CRP có kết quả khá cao 30 ± 38mg/L [15].

Khi so sánh nồng độ hs-CRP tại thời điểm nhập viện giữa hai nhóm của HCMVC chúng tôi nhận thấy: hs-CRP ở nhóm NMCT là 23,8 ± 10,7mg/L cao hơn nhóm ĐNKÔĐ 6,0 ± 2,0mg/L, có thể thấy hs-CRP đáp ứng viên cấp tính ở nhóm NMCT mạnh hơn nhóm ĐNKÔĐ điều này phản ánh tình trạng viêm và hoại tử của cơ tim vẫn tiếp diễn ở bệnh nhân NMCT. Kết quả này cũng phù hợp các nghiên cứu trước đây, Trương Phi Hùng nghiên cứu trên đối tượng HCMVC cũng cho kết quả tương tự, hs-CRP ở nhóm NMCT có ST chênh và NMCT không ST chênh lúc nhập viện lần lượt là 10,08 ± 7,84 mg/L, 10,86 ± 8,2mg/L cao hơn nhóm ĐNKÔĐ 7,18 ± 8,55mg/L có ý nghĩa thống kê (p = 0,000) [18]. Theo Kin Lay và cộng sự nhóm NMCT không ST chênh có mức hs-CRP cao hơn ĐNKÔĐ là 16,6mg/L [48], trong nghiên cứu Brunetti bệnh nhân HCMVC nồng độ hs-CRP lúc nhập viện ĐNKÔĐ cao hơn NMCT có sóng Q (13,67mg/L so với 10,72mg/L) tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê p> 0,05 [37].

4.2.2. Sự thay đổi nồng độ hs-CRP sau 24 giờ nhập viện

Nồng độ hs-CRP tăng dần theo thời gian so với thời điểm nhập viện, ở nhóm NMCT hs-CRP lúc nhập viện 23,8 ± 10,7mg/L; sau 24 giờ nhập viện là 25,6 ± 9,4mg/L; nhóm ĐNKÔĐ nồng độ hs-CRP trong 24 giờ hầu như không thay đổi so với thời điểm nhập viện. Tương tự nghiên cứu của Trịnh Xuân Cường

hs-CRP ở nhóm NMCT có ST chênh 15,6mg/L sau 24 giờ nhập viện 26,31mg/L, NMCT không ST chênh hs-CRP lúc nhập viện 16,76mg/L tăng lên sau 24 giờ 25,66mg/L, ở nhóm ĐNKÔĐ hầu như không thay đổi, tại thời điểm nhập viện là 4,7mg/L sau 24 đến 48 giờ là 4,20mg/L có ý nghĩa thống kê p < 0,05 [6]. Trong nghiên cứu Brunetti hs-CRP tăng lên có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm NMCT có sóng Q và NMCT không sóng Q. Ngoài ra, hs-CRP nhóm NMCT so với nhóm ĐNKÔĐ tăng cao gấp 3-4 lần khi xét nghiệm kiểm tra 6 giờ một lần trong thời gian theo dõi 96 giờ [37].

Như vậy, nồng độ hs-CRP trong NMCT cao hơn ĐNKÔĐ là rõ ràng và phù hợp cơ chế bệnh sinh của bệnh. Vì tình trạng tăng protein phản ứng viêm trong NMCT liên quan tới mức độ hoại tử cơ tim diện rộng và tổn thương động mạch vành phức tạp hơn nhóm ĐNKÔĐ với ổ hoại tử nhỏ trên một cơ tim đã có thiếu máu cục bộ từ trước và trên ĐMV đã bị xơ vữa nhưng chỉ với những huyết khối nhỏ chưa làm tắc hoàn toàn lòng ĐMV.

4.2.3. Nồng độ hs-CRP đỉnh của nhóm nghiên cứu

Trong nghiên cứu khi so sánh giữa các nhóm của HCMVC, chúng tôi lấy nồng độ hs-CRP đỉnh của một trong hai mẫu xét nghiệm hs-CRP lúc nhập

viện và sau 24 giờ phân chia làm ba nhóm nghiên cứu: hs-CRP <3 mg/L, 3 mg/L ≤ hs-CRP ≤ 10mg/L, hs-CRP ≥10 mg/L, thì thấy rằng nồng độ hs-

CRP đỉnh giữa hai nhóm NMCT và ĐNKÔĐ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Nồng độ hs-CRP đỉnh >10 mg/L ở nhóm NMCT chiếm 44,4% cao hơn ĐNKÔĐ chiếm 12,5%. Sự tăng cao nồng độ hs-CRP ở nhóm NMCT duy trì từ khi bệnh nhân nhập viện và kéo dài đến thời điểm sau 24 giờ nhập viện, nhưng ở nhóm ĐNKÔĐ không thay đổi nồng độ hs-CRP thậm chí còn giảm đi. Điều này chứng tỏ hs-CRP đáp ứng viêm khác nhau giữa hai nhóm của HCMVC, là một dấu ấn sinh học phản ánh tình trạng hoại tử cơ tim còn tiếp diễn, giúp tiên lượng biến cố tim mạch trong quá trình điều trị để có hướng dự

phòng và can thiệp điều trị sớm, làm giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Tương tự nghiên cứu của Trịnh Xuân Cường nồng độ hs-CRP đỉnh của nhóm NMCT cấp không ST chênh sau 24 giờ nhập viện là 25,66mg/L cao hơn nhóm ĐNKÔĐ 5,10mg/L [6].

4.2.4 Liên quan giữa nồng độ hs-CRP đỉnh với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu

* Liên quan giữa hs-CRP với tuổi và giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ hs-CRP giữa các nhóm tuổi: dưới 50 tuổi, 50 đến 65 tuổi, trên 65 tuổi, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo tác giả Trương Phi Hùng và cộng sự, ở bệnh nhân HCMVC sự khác biệt về nồng độ hs-CRP máu ở phân nhóm ≥ 60 tuổi, và < 60 tuổi không có ý nghĩa thống kê với p >0,05 [18]. Yip và cộng sự cũng thấy không có sự khác biệt về nồng độ hs-CRP máu giữa phân nhóm ≥70 tuổi và < 70 tuổi ở bệnh nhân NMCT cấp [70].

Nồng độ hs-CRP lúc nhập viện và sau 24 giờ ở nam giới và nữ giới không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.Tương tự Anzai và cộng sự cũng có kết quả nghiên cứu không có sự khác biệt nồng độ hs-CRP giữa nam và nữ với p = 0,95 [35], Trịnh Xuân Cường nồng độ hs-CRP giữa nam và nữ không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,746 [6]. Như vậy hs-CRP trong dự báo nguy cơ tim mạch giữa các nhóm tuổi và giới là như nhau.

* Liên quan giữa hs-CRP với các yếu tố nguy cơ của HCMVC

- Rối loạn lipid máu

Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ hs-CRP đỉnh nhóm rối loạn lipid máu ở NMCT là 24,7 ± 9,9 mg/L cao hơn ĐNKÔĐ là 5,9 ± 1,8mg/L, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.Theo nghiên cứu của Trương Phi Hùng cũng nhận thấy, không có sự tương quan giữa nồng độ hs- CRP và các thành phần lipid máu, và cũng không có sự khác biệt giữa hai

nhóm có rối loạn lipid máu hay không có rối loạn lipid máu [18]. Nghiên cứu của Trịnh Xuân Cường, Anzai và cộng sự, Yip và cộng sự ở bệnh nhân NMCT cấp cũng có kết quả tương tự [6], [35], [70].

- Tăng huyết áp

Nồng độ hs-CRP đỉnh giữa nhóm tăng huyết áp ở NMCT là 27,4 ± 11,1mg/L cao hơn nhóm không tăng huyết áp là 3,9 ± 1,2mg/L, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở nhóm ĐNKÔĐ sự khác biệt giữa nhóm THA và nhóm không THA sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p> 0,05. Theo nghiên cứu của Trương Phi Hùng nồng độ hs-CRP của nhóm tăng huyết áp là 10,09 ± 8,56mg/L và nhóm không tăng huyết áp là 9,93 ± 7,05mg/L; sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0, 05 [18]. Trong các nghiên cứu tiến hàng trên bệnh nhân NMCT. Anzai, Yip và cộng sự cũng thấy không có sự khác biệt về nồng độ hs-CRP giữa nhóm bệnh nhân tăng huyết áp và không tăng huyết áp [35], [70]. Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi tăng huyết áp không liên quan đến sự thay đổi nồng độ hs-CRP.

- Đái tháo đường

Nồng độ hs-CRP máu ở bệnh nhân HCMVC giữa hai nhóm có bệnh đái tháo đường và không có bệnh đái tháo đường sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu của Trịnh Xuân Cường nồng độ đường máu và nồng độ đỉnh hs-CRP không có sự tương quan ( r = 0,11, p > 0,05) [6], Anzai, Yip và cộng sự [35], [70]. Nghiên cứu của chúng tôi yếu tố nguy cơ đái tháo đường không làm thay đổi đáng kể nồng độ hs-CRP máu ở bệnh nhân HCMVC, hay cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế nên chưa làm rõ được sự khác biệt này.

- Thừa cân, béo phì

Bệnh nhân HCMVC chia làm hai nhóm dựa theo chỉ số BMI ≥ 23, và BMI < 23, qua nghiên cứu chúng tôi thấy nồng độ hs-CRP giữa hai nhóm có

sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Nghiên cứu của Trương Phi Hùng cũng thấy rằng BMI và nồng độ hs-CRP không tương quan với nhau (r = - 0,125, p = 0,21) [18], Yip và Anzai cũng ghi nhận không có sự khác biệt về nồng độ hs-CRP máu giữa hai nhóm BMI ≥ 25 và BMI < 25 ở bệnh nhân NMCT cấp, [35], [70]. Kết quả này cũng cho thấy thừa cân và béo phì cũng không liên quan đến sự thay đổi nồng độ hs-CRP.

- Hút thuốc lá

Nồng độ hs-CRP máu ở hai nhóm hút thuốc lá và không hút thuốc lá có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này tương tự nghiên cứu của một số tác giả Trịnh Xuân Cường, Yip và cộng sự, Anzai và cộng sự nghiên cứu ở nhóm bệnh nhân NMCT cấp [6], [35], [70]. Mặc dù có nhiều nghiên cứu khẳng định hút thuốc lá làm tăng nồng độ hs-CRP máu, nhưng theo chúng tôi trong bệnh cảnh HCMVC các yếu tố viêm trong phản ứng pha cấp đáp ứng nhiều lên do đó sự khác biệt do hút thuốc lá là không được nhận thấy rõ rệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiền sử bệnh tim mạch

Nồng độ hs-CRP ở nhóm bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch ở NMCT là 24,7 ± 11,1mg/L cao hơn ĐNKÔĐ 4,9 ± 1,3mg/L, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Kết quả này càng chứng minh hs-CRP là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh mạch vành, và sự có mặt của yếu tố nguy cơ tiền sử bệnh tim mạch hoặc các yếu tố nguy cơ khác không liên quan đến sự thay đổi nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân HCMVC.

* Liên quan giữa nồng độ hs-CRP đỉnh với một số enzyme trong chẩn đoán NMCT

Để tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP đỉnh với một số enzyme trong chẩn đoán NMCT chúng tôi chia nồng độ hs-CRP đỉnh thành ba nhóm: hs-CRP < 3mg/L, 3 ≤ hs-CRP ≤ 10mg/L, hs-CRP ≥10mg/L.

- Enzym CK, CK-MB

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng trong 18 bệnh nhân NMCT,

enzym CK, CK-MB tăng chủ yếu và chiếm tỷ lệ cao ở nồng độ hs-CRP > 10mg/L so với các nhóm khác. Đồng thời sự khác biệt nồng độ hs-CRP

giữa ba nhóm ở bệnh nhân NMCT có enzyme CK, CK-MB tăng và NMCT không có enzym CK, CK-MB tăng không có ý nghĩa thống kê p>0,05. Ở nhóm hs-CRP> 10mg/L có enzyme CK 27,8%; CK-MB 27,8% tăng cao nhiều hơn so với nhóm hs-CRP < 3mg/L, và 3 ≤ hs-CRP ≤ 10mg/L. Điều này chứng tỏ enzyme CK, CK-MB vẫn có độ nhạy cao trong NMCT cấp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Đào Huyền Quyên không tìm thấy mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP và hoạt động enzyme CK, CK-MB ở bệnh nhân NMCT cấp [28]. Anzai và cộng sự cũng không tìm thấy mối liên quan giữa hs-CRP với hoạt động enzyme CK, CK-MB trong huyết thanh [35].

- Enzym SGOT, SGPT

Bệnh nhân NMCTcó enzyme SGOT, SGPT tăng và NMCT không có enzyme SGOT, SGPT ở ba nhóm hs-CRP < 3mg/L, 3 ≤ hs-CRP ≤ 10mg/L, hs-CRP ≥ 10mg/L sự khác biệt không có ý nghĩa thong kê (p> 0,05). Tuy nhiên chúng tôi thấy ở các nhóm enzyme SGOT, SGPT tăng thì nồng độ hs-CRP đỉnh > 10mg/L chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm hs-CRP < 3mg/L, 3 ≤ hs-CRP ≤ 10mg/L.Trong chẩn đoán NMCT cấp các enzyme SGOT, SGPT có giá trị chẩn đoán, độ nhạy thấp hơn enzyme CK, CKMB [4].

* Liên quan giữa hs-CRP với một số yếu tố viêm: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, nồng độ fibrinogen.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ hs-CRP ở ba nhóm hs-CRP < 3mg/L, 3 ≤ hs-CRP ≤ 10mg/L, hs-CRP ≥10mg/L có sự khác biệt giữa nhóm HCMVC có số lượng bạch cầu tăng và HCMVC không có số lượng bạch cầu tăng nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo tác giả Oda.E ở Nhật

Bản nghiên cứu mối liên quan giữa hs-CRP với số lượng bạch cầu ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành, cho kết quả hs-CRP là yếu tố viêm vượt trội hơn số lượng bạch cầu trong tiên lượng bệnh nhân HCMVC, đánh giá tổn thương động mạch vành [54]. Đồng thời ở nhóm bệnh nhân HCMVC có nồng độ fibrinogen tăng và nhóm HCMVC không có fibrinogen tăng có sự thay đổi nồng độ hs-CRP nhưng không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Theo nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước, của Trịnh Xuân Cường hs-CRP máu và fibrinogen máu có tương quan thuận mức độ yếu (r = 0,193, p = 0,02), của Trương Phi Hùng cũng thấy có sự tương quan thuận mức độ yếu giữa hs-CRP và fibrinogen huyết tương ở bênh nhân HCMVC (r = 0,203, p = 0,04). Mặc dù số lượng tiểu cầu có vai trò quan trọng trong hình thành huyết khối ĐMV, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có một trường hợp tăng chiếm 3,1%; có thể do số lượng bệnh nhân còn hạn chế, hoặc độ nhạy đáp ứng viêm cấp chưa cao nên trong nghiên cứu này chưa làm nổi bật giá trị của số lượng tiểu cầu trong HCMVC.

Như vậy, hs-CRP là yếu tố viêm độc lập không liên quan với số lượng bạch cầu, nồng độ fibrinogen trong tiên lượng bệnh nhân HCMVC [6], [18].

* Liên quan giữa hs-CRP với kết quả chụp động mạch vành qua da.

Chụp động mạch vành qua da là một phương pháp thăm dò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị HCMVC. Kết quả chụp động mạch vành là một tiêu chuẩn "vàng" để xác định ĐMV thủ phạm, mức độ tổn thương ĐMV và vị trí hẹp để có hướng can thiệp, điều trị và tiên lượng bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ hs-CRP ở ba nhóm hs-CRP < 3mg/L, 3 ≤ hs-CRP ≤ 10mg/L, hs-CRP ≥ 10mg/L có mối liên quan với mức độ tổn thương ĐMV, với LAD sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và mức độ tổn thương 100 ở nhóm hs-CRP > 10mg/L chiếm tỷ lệ cao 42,9% so với nồng độ hs-CRP

< 3mg/L, 3 ≤ hs-CRP ≤ 10mg/L. Nồng độ hs-CRP ở nhóm tổn thương RCA và LCX cũng có xu hướng tổn thương phức tạp, lan rộng ở nồng độ hsCRP > 10mg/L hơn các nhóm hs-CRP < 3mg/L, 3 ≤ hs-CRP ≤ 10mg/L. Như vậy, hs-CRP có mối liên quan với mức độ nặng và sự lan rộng tổn thương ĐMV. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Minh Đức [9], Tenzin.N và cộng sự khảo sát trên 73 bệnh nhân HCMVC và bệnh mạch vành mạn tính đã ghi nhận hs-CRP máu tương quan tuyến tính thuận với số nhóm ĐMV bị hẹp ( r = 0,338, p = 0,0004), với mức độ tổn thương lan rộng của ĐMV được đánh giá bằng điểm số Gensini đã được tác gỉa cải biến (r = 0,316, p = 0,005). Do vậy, hs-CRP nên được dùng làm xét nghiệm thường quy ở bệnh nhân HCMVC giúp phân tầng nguy cơ và tiên đoán tình trạng tổn thương ĐMV trước khi chụp ĐMV cản quang [67].

Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân NMCT ở nhóm tổn

Một phần của tài liệu Liên quan giữa nồng độ hs CRP huyết thanh với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp (Trang 63 - 92)