Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm triệu chứng cơ năng: trong nghiên cứu của chúng tôi có 50 bệnh nhân HCMVC, thời gian nhập viện trên 24 giờ từ khi khởi phát triệu chứng chiếm tỷ lệ cao ở cả hai nhóm ĐNKÔĐ có 24/32 bệnh nhân chiếm chiếm 77,4%; NMCT có 12/18 bệnh nhân chiếm 75%. Lý do vào nhập viện chủ yếu của nhóm nghiên cứu là đau ngực ở ĐNKÔĐ 93,8%; NMCT chiếm 83,3%; trong đó đau ngực không điển hình gặp nhiều hơn và chiếm tỷ lệ cao ở ĐNKÔĐ chiếm 56,3%; NMCT chiếm 50%.Tuy nhiên thời gian nhập viện, lý do vào viện và triệu chứng đau ngực giữa hai nhóm ĐNKKÔĐ và NMCT sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05. Kết quả nghiên cứu này là do 50 bệnh nhân HCMVC có rất nhiều yếu tố nguy cơ kèm theo đặc biệt rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường…nên triệu chứng lâm sàng của bệnh dễ bị lu mờ. Điều này lý giải tại sao trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có triệu chứng đau ngực không điển hình, thời gian nhập viện trên 24 giờ chiếm tỷ lệ cao. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Trung, thời gian nhập viện trên 24 giờ 39%, đau ngực không điển hình 70,6% [31]; phải chăng do sự khác biệt về số lượng bệnh nhân nghiên cứu nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa có sự tương đồng với tác giả.
Bệnh nhân nhóm nghiên cứu chủ yếu không có dấu hiệu suy tim trên lâm sàng. Đặc điểm suy tim theo phân độ killip I chiếm tỷ lệ cao nhất ở ĐNKÔĐ 93,8%; NMCT 61,1%. Killip độ III, IV ở nhóm NMCT chiếm tỷ lệ 11,1% và 5,6% cao hơn nhóm ĐNKÔĐ chiếm 3,1%; đồng thời sự khác biệt về phân độ suy tim theo Killip giữa hai nhóm ĐNKÔĐ, và NMCT có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.Theo kết quả Nguyễn Quang Tuấn nghiên cứu trên 79 bệnh nhân
NMCT có can thiệp mạch vành Killip I chiếm tỷ lệ cao nhất 72,3%; Killip III, IV chiếm 21,7% [32]. Do bệnh nhân ở nhóm NMCT thường mắc lứa tuổi trung niên, không có trường hợp nào dưới 50 tuổi, đồng thời có nhiều yếu tố nguy cơ, triệu chứng không điển hình nên bệnh nhân thường vào viện khi đã muộn và suy tim ở mức độ nặng. Nghiên cứu của chúng tôi về mức độ suy tim nặng thấp hơn tác giả Nguyễn Quang Tuấn là do số lượng bệnh nhân nhóm NMCT còn hạn chế.
Đặc điểm cận lâm sàng
Điện tâm đồ là phương tiện giúp chẩn đoán NMCT, dự đoán vị trí, nhánh ĐMV tổn thương, và các rối loạn nhịp tim kèm theo. Trong nghiên cứu của chúng tôi vị trí NMCT hay gặp là NMCT sau dưới chiếm 55,5%; NMCT trước rộng chiếm 22,2%; sau đó là trước vách chiếm 16,7%; thành bên 5,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Trung, chủ yếu gặp NMCT sau dưới 37,3% và trước rộng 41,2% [31].
Đặc điểm tổn thương động mạch vành
Động mạch vành thủ phạm chủ yếu của nhóm nghiên cứu là LAD ở ĐNKÔĐ 84,4%; NMCT 72,2%. Sau đó là RCA ở ĐNKÔĐ 34,4%; NMCT 66,7%; cuối cùng LCX ở ĐNKÔĐ 34,4%; NMCT 50%. Sự khác biệt về mức độ tổn thương ĐMV giữa hai nhóm ĐNKÔĐ, NMCT có ý nghĩa thống kê p<0,05. Tương tự nghiên cứu Lê Hoài Thu ĐMV thủ phạm hay gặp nhất là LAD 51,2%; RCA 40% [30].
Ở nhóm ĐNKÔĐ có số nhánh ĐMV tổn thương chủ yếu là 1 nhánh ở ĐNKÔĐ 62,5%; NMCT 38,9%. Mức độ tổn thương lan rộng 95% đến 100 % ở nhóm NMCT chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm ĐNKÔĐ. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai nhóm với số nhánh ĐMV tổn thương không có ý nghĩa thống kê p>0,05.