Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến chất lượng nông sản tại khu vực mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 43)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tài liệu liên quan đến hoạt động khai thác quặng sắt tại UBND thị trấn Trại cau, huyện Đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên;

- Môi trường (đất, nước) và nông sản (lương thực, thực phẩm) được sản xuất tại khu vực có mỏ sắt Trại Cau - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên:

* Nước thải của quá trình khai thác và chế biến quặng sắt

Ba loại mẫu nước lấy trong khu vực mỏ sắt Trại Cau ( kí hiệu N01, N02, N03), đây là các mỏ khai thác quặng lớn thuộc khu vự c khai thác quặng sắt Trại Cau - Thái nguyên.

Mẫu N01(mẫu nước rửa quặng): Nước thải được lấy trực tiếp từ nơi rửa sơ chế quặng tại nhà máy Mỏ Sắt Trại Cau trước khi đổ ra môi trường ngoài. Nước thải N01 có mầu vàng đục, có nhiều bọt, váng, và mùi nồng.

Mẫu N02 (mẫu nước thải ): Nước thải được lấy trực tiếp từ đập, hồ chứa nước thải của nhà máy Mỏ Sắt Trại Cau, được dẫn đến từ các đường ống dẫn nước thải cách nhà máy 1000m. Nước thải N02 này có màu nâu đục, mùi hắc.

Mẫu N03 (mẫu nước lắng đọng): Nước được lấy từ hồ chứa nước tự nhiên, được dẫn đến từ các đường ống dẫn nước thải cách hồ chứa thải 1000m sau khi được lọc tự nhiên thải ra từ nhà máy khai thác quặng. Nước thải N03 này màu vẩn đục có cặn bùn, mùi hơi tanh.

Hình 2.3: Hồ chứa nƣớc lắng đọng

* Đất nông nghiệp- nơi sản xuất (trồng, nuôi) lương thực, thực phẩm

Hai loại mẫu đất lấy xung quanh khu vực khai thác quặng sắt (kí hiệu là Đ01 và Đ02). Hai loại đất này được lấy từ các mẫu đất đơn lẻ, lấy nhiều lần vào nhiều thời điểm khác nhau.

+ Mẫu Đ01: Lấy tại khu vực canh tác đất nông nghiệp xung quanh hố nước thải và cách đó khoảng 500m.

+ Mẫu 02: Lấy tại khu cực canh tác đất nông nghiệp xung quanh hố nước thải và cách đó khoảng 1000m.

* Nông sản

- Cây lương thực, thực phẩm được trồng tại khu vực nghiên cứu:

+ Thóc (đang bắt đầu chín, ký hiệu là T 01 và T02) được lấy cùng vị trí với mẫu đất (Đ01) với khoảng cách 500m và mẫu đất (Đ02) với khoảng cách khoảng 1000m.

+ Ngô (vừa thu hoạch): Lấy tại nhà dân trồng trong khu vực canh tác đất nông nghiệp cùng với vị trí lấy mẫu đất , cách xa khu khai thác khoảng 500m và 1000m.

+ Thực phẩm (rau ngót trồng đã 3 năm): lấy cùng vị trí mẫu đất (Đ01) và mẫu thóc (T01) với khoảng cách khoảng 500m. Và cùng vị trí mẫu đất (Đ02) và mẫu thóc (T02) với khoảng cách khoảng 1000m. Đối với rau thì đảm bảo

đã được trồng tại khu vực nghiên cứu đủ lâu có khả năng chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh.

* Động vật thủy sinh được sử dụng làm thực phẩm

+ Ốc ao sống trong ao của một hộ dân sống cách vùng khai thác dưới 1000m (có nguồn nước vào ao là nước thải của quá trình khai thác quặng sắt). Ốc sống trong ao được ít nhất 1năm.

+ Cá trôi: lấy trong ao của một hộ dân sống cách vùng khai thác dưới 1000m (có nguồn nước vào ao là nước thải của quá trình khai thác quặng sắt). Cá sống trong ao khoảng 1 năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng sắt đến chất lượng nông sản tại khu vực mỏ sắt Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)