4. Ý nghĩa của đề tài
1.5.2. Chì (Pb)
- Đặc điểm lý, hoá học:
Chì là kim loại có màu xám nhạt, nguyên tử lượng là 207,19; điện tích hạt nhân là 82; tỷ trọng 11,3; nhiệt độ nóng chảy là 3270C; sôi ở 17370C; ở 550 - 5600C chì đã bay hơi mạnh ra môi trường xung quanh. Chì là một kim loại có tính chất lưỡng tính, hoá hợp dễ dàng với halogen, oxy tạo thành các hợp chất. Trong thuỷ quyển, chì thường tồn tại ở các hợp chất Pb2+
được hydrat hoá, các hợp chất ở dạng huyền phù hay tham gia vào các phản ứng hoà tan... Trong môi trường nước, tính năng của hợp chất chì được xác định chủ yếu thông qua độ tan của nó. Độ tan của chì phụ thuộc vào pH, pH tăng thì độ tan giảm và phụ thuộc vào các yếu tố khác như độ muối (hàm lượng các ion khác) của nước. [1], [6].
- Tính độc:
Chì rất độc cho cơ thể người và động vật. Khi nồng độ chì trong nước uống là 0,042 - 1,0mg/l sẽ xuất hiện triệu chứng bị ngộ độc kinh niên ở người. Nồng độ 0,18mg/l động vật máu nóng bị ngộ độc. Trong nước tưới có nồng độ khoảng 5mg/l thì thực vật bị nhiễm độc.[8]
- Ảnh hưởng của chì đến người và động vật:
Chì tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh như gây tổn thương các tế bào não, làm cho hệ thần kinh luôn căng thẳng, kích động, co giật, hôn mê… đặc biệt đối với trẻ em chì tác động mạnh mẽ, làm giảm trí thông minh. Đối với hệ tuần hoàn chì gây co mạch ngoại vi, tăng huyết áp, thiếu máu. Với hệ sinh sản nó có thể gây vô sinh và xảy thai. Ngoài ra hấp thu chì quá mức và kéo dài còn ảnh hưởng tới chức năng thận (suy thận, vô niệu), tuyến nội tiết, hệ thống miễn dịch…
- Nồng độ cho phép:
Nước uống 0 - 0,1mg/l (tuỳ theo tiêu chuẩn từng nước). Liều lượng tối đa chì trong khẩu phần ăn trong ngày là 0,005mg/kg thể trọng. Tiêu chuẩn cho phép của Pb (QCVN 40:2011/BTNMT) đối với nước thải công nghiệp được quy định tại cột A giá trị C là 0,1mg/l, cột B giá trị C là 0,5mg/l.