IV.1. Tính toán chọn cẩu và cáp khi đánh chìm.
Trọng lượng khối chân đế 493.566 (T) nên ta chọn cẩu nổi Hoàng Sa sức nâng lơn nhất 1200T để thi công.
IV.2. Tính toán bố trí điểm cẩu.
móc 4
móc 1
móc 2
móc 3
Hình 73: Vị trí điểm các cẩu.
IV.2.1. Tính toán lực cẩu trong các trạng thái đánh chìm khối chân đế
59 Tính toán lượng nước dằn.
− Khi hạ thủy khối chân đế xuống biển sẽ chịu tác động của lực đẩy nổi F= V.γn
− Trong đó :
V là thể tích chiếm chỗ.
γn là trọng lượng riêng nước biển.
+ Theo tính toán thể tích chiếm chỗ của khối chân đế là V=572.034 m 3
− Lực đẩy nổi tính được là: 572.034 x 1.025 = 586.335 (T) , trong khi trọng lượng khối chân đế là P= 493.566 (T), vậy khối chân đế tự nổi được trên biển. Vậy ta có lượng nước tối thiểu cần để dằn là:
− tương đương thể tích nước dằn là: Vn=78.468/1.025=76.554 m3.
− Với lượng nước trên có thể dằn được vào ống chính vì có thể tích rỗng là 251.045 m3.
60 Tính toán lực cẩu ở các góc nghiêng.
Theo bài ra cần tính toán lực cẩu ở các góc nghiêng khi đánh chìm, với yêu cầu của đồ án cần để công trình cao hơn đáy biển 3(m), ở độ sâu nước là 50.91(m) thì cần nâng công trình lên cao một khoảng cách là 7.754(m) so với mặt nước biển. Với điểm đặt của cẩu tại vị trí có cao độ là + 4.754 (m). Việc tính toán phù tâm phức tạp do quá trình đánh chìm trọng tâm phù tâm thay đổi liên tục nên kết quả tính toán xét gần đúng. Do tính đối xứng của công trình qua mặt phẳng giữa 2 panel nên việc cân bằng lực tính như trong mặt phẳng.
a. Ở góc nghiêng 00
− Lực cẩu tối đa khi nhấc của móc 300T là 260.9717 T.
− Bán kính nhấc tối đa là 50m ứng với chiều cao nâng tối đa là 56m.
− Bán kính khi nhấc KCĐ là R=31 m là đảm bảo khả năng làm việc.
Hình 74: Đánh chìm KCD ở góc nghiêng 300 và mô hình hóa sơ đồ tính
− Ở góc nghiêng 300 sơ đồ cẩu được mô tả như hình vẽ.
− Ta tính được phù tâm là : C(x;y;z) = (5.035; -14.244; 11.482). G = 493.566 T.
Fđn = 485.584 (T).
tổng lực cẩu thẳng đứng là V30 = 493.566-485.584 = 7.982 (T).
Kết quả được tính trong phần phụ lục.
Hình 75: Đánh chìm KCD ở góc nghiêng 600 và mô hình hóa sơ đồ tính
− Tương tự tính toán như trên ta có tọa độ phù tâm : C(x;y;z) = (5.012; -6.634; 17.148).
Fđn = 487.88 (T).
V60 = 493.566 – 487.88 =5.686 (T).
Hình 76: Đánh chìm KCD ở góc nghiêng 900 và mô hình hóa sơ đồ tính
− C(x;y;z) = (5.017; 2.832; 18.137). Fđn = 487.314 (T).
V90 = 493.566- 487.314 = 6.252 (T).