Qui trình thực hiện.

Một phần của tài liệu Đồ án môn học thi công công trình biển cố định bằng thép (Trang 41 - 44)

III. LẬP QUI TRÌNH THI CÔNG THEO PHƯƠNG ÁN THI CÔNG ĐƯỢC LỰA CHỌN

b.Qui trình thực hiện.

− Với cọc trong ống chính trục C.

+ Dùng móc cẩu 300T cẩu Hoàng Sa nâng đoạn cọc PI-C lên tới khi mũi đoạn cọc cách đầu ống chính khoảng 2.5m, căn chỉnh hạ thấp móc cẩu để lồng cọc vào trong ống chính,

+ Đối với các đoạn cọc đầu tiên,đoạn cọc chứa mũi cọc sau khi lồng cọc vào ống chính, hạ thấp móc cẩu tới khi stopper chạm vào đầu ống chính (lúc này đầu cọc cách dầu ống chính 1 m) thì tháo móc cẩu, cẩu đoạn cọc tiếp theo PI-C tiếp theo căn chỉnh định vị,hàn với đoạn cọc trước,sau đó tháo stoper cho coc đi xuống( lúc này cẩu vẫn giữ đoạn cọc đã được hàn), sau khi đi xuống thiết bi stoper của gắn vào đoạn cọc thứ 2 chạm vào đâu ống chính tiếp tục cẩu đoạn cọc PI-C thứ 3 vào để hàn, các đoạn cọc tiếp theo làm tương tự như vậy cho đến khi cọc không tư đi xuống được nữa.

+ Đối với các đoạn cọc PI-C sau các đoạn cọc sau do cọc không tự đi xuống được nữa nên ta phải dùng bùa đóng cọc,tiến hành cẩu các đoạn cọc lên hàn,sau đó lắp búa đóng cọc vào đầu đoạn cọc và đóng vào nền đất cho đến khi đầu cọc cách đầu ống chính 1 đoạn là 2-2.5 m. Tiến hành cắt đầu cọc 1 đoạn từ 1-1.5 m(do ảnh hưởng của búa đóng làm hỏng đầu cọc). Sau đó cẩu lắp các đoạn cọc tiếp theo và làm tương tự cho đến khi đến cao trình thiết kế đóng cọc.

+ Thời gian ngưng đóng cọc tối đa cho phép là 21h.

− Với các cọc P-1A và P-2 A.

+ Dùng phương pháp đánh chìm cọc gần chỗ đóng cọc,sau khi cọc đánh chìm cọc tự cắm vào trong đất 1 khoảng.

+ Sử dụng móc cẩu 300 T nhổ cọc lên đưa cọc vào vị trí đóng cọc hạ cọc xuống đất,lắp búa đóng và thực hiện đóng cọc

Đóng cọc.

+ Ta sử dụng kết hợp 2 loại búa MRBS-3000 và S-750 để đóng cọc

+ Với cọc trong ống chính trục C búa S-750 chỉ dùng đóng đoạn cọc cuối cùng + Với cọc trục 1A và 2A dùng búa MRBS-3000 để đóng.

+ Khi cọc đã nằm trong ống dùng cẩu cẩu búa và chụp vào đầu cọc để đóng. + Trước tiên sẽ cẩu đóng 2 đoạn cọc PI- C, sau đó chuyển sang cẩu nhổ và đóng

các cọc váy P – 1A và P – 2A.

+ Không được đóng cọc riêng rẽ cho đến khi kết thúc. Các cọc cần được đóng xen kẽ để tránh hiện tượng nghiêng lệch chân đế quá mức cho phép.

+ Thường xuyên theo dõi độ nghiêng chân đế để có quyết định chuyển búa sang cọc nào cho hợp lý.

+ Với cọc ống chính trục C, mỗi lần đóng hết đoạn cọc, phải dừng đầu cọc cách đỉnh ống chính một khoảng nhất định để cắt đầu cọc cũ và hàn nối đoạn cọc tiếp theo Thường để cách ống chính sao cho khi cắt đầu cọc thì đầu cọc còn cách khoảng 1.5 - 2m.

Hình 32: Đóng cọc

Cân chỉnh mặt bằng sau khi đóng cọc.

Thực tế cho thấy khi đóng cọc xong chân đế sẽ không còn thẳng đứng như trong bản vẽ thiết kế, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến hiện tượng này, nhưng lý do chủ yếu vẫn là đáy biển không bằng phẳng và do quá trình đóng cọc cũng tạo lên độ nghiêng cục bộ giữa các chân của chân đế. Để khắc phục hiện tượng này người ta phải tiến hành căn chỉnh lại mặt bằng của chân đế để đưa chân đế về đúng cao độ chuẩn như thiết kế. Có nhiều cách xử lý nhưng chủ yếu dùng hai cách sau:

− Phương pháp dùng kích thuỷ lực 200T.

Kích có cấu tạo như hệ Pittong-xilanh, dùng máy nén khí để kích chân đế lên. Kích được bố trí trí sao cho một đầu thì gắn vào cọc còn đầu kia thì gắn vào chân đế để sau khi các liên kết đó đã đảm bảo thì tiến hành kích chân đế lên. Thực tế cho thấy rằng cách này chỉ kéo chân đế lên được từ 5-10mm . Mặt khác phương pháp kích thủy lực nhỏ gọn, và việc cân chỉnh được kiểm soát lực rất dễ, rất tiện lợi cho quá trình thi công trên biển

và có độ an toàn rất cao,nên nếu như việc cân chỉnh mặt bằng không bị lệch quá nên chọn phương pháp này để thi công sử dụng.

− Phương pháp dùng cẩu nổi.

Đây là phương pháp khá phổ biến nó được dùng cho nhiều công trình và thi công dễ dàng trong khi nó có thể kéo chân đế lên đến từ 150-250mm. Dùng móc cẩu 300T của tàu cẩu Hoang Sa nóc vào tai móc cáp (của ống chính cần kéo) đã có sẵn ở chân đế để kéo ống lên độ cao cần thiết thì dừng lại, có thể dùng thước hoặc máy kinh vĩ để xác định cần kéo ống lên bao nhiêu và căn chỉnh theo một mặt,từ đó xác định được cao độ cần thiết của các ống để căn chỉnh cho chính xác theo đúng bản vẽ thiết kế.

Tuy rằng phương pháp này có thể kéo được chân đế lên rất cao nhưng vấn đề về lực kéo thì rất khó kiểm soát vì vậy độ an toàn khi sử dụng phương pháp này là thấp, Nếu độ lệch nhỏ thì không nên sử dụng phương pháp này.

I.3.3. Bơm trám xi măng.

a. Chuẩn bị.

Xe trộn, máy bơm dung dịch xi măng, vòi cao su chịu áp lực, đầu nối nhanh...đều được chuẩn bị sẵn sàng hoạt động tốt.

Trước khi bơm trám, các đường ống được thử ép nước bằng cách lắp ống bơm nước vào đường ống bơm trám. Nếu sau khi bơm thấy nước trào trên miệng ống chính có nghĩa Paker đã kín. Nếu sau khi bơm không thấy nước trào trên miệng ống chính có nghĩa Paker đã bị hở, cần áp dụng biện pháp bơm tạo nút.

Một phần của tài liệu Đồ án môn học thi công công trình biển cố định bằng thép (Trang 41 - 44)