Tiêu chí chuyển giao

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO TRONG MẠNG WLAN VÀ MÔ PHỎNG TRÊN OMNET++ (Trang 37 - 40)

a. Liên quan tới độ mạnh của tín hiệu

Phƣơng pháp này lựa chọn các BS nhận đƣợc mạnh nhất tại mọi thời điểm. Quyết định dựa trên một phép đo trung bình của tín hiệu nhận đƣợc. Trong hình 2- 17 chuyển giao sẽ xảy ra tại vị trí A. Phƣơng pháp này đƣợc nhận xét là gây ra quá nhiều chuyển giao không cần thiết ngay cả khi tín hiệu của BS hiện vẫn còn ở mức chấp nhận đƣợc.

b. Liên quan tới độ mạnh tín hiệu với ngưỡng

Phƣơng pháp này cho phép một STA chuyển giao chỉ khi tín hiệu hiện tại là đủ yếu (dƣới ngƣỡng) và có tín hiệu khác mạnh hơn cả hai.

38

Hình 2- 17: Độ mạnh tín hiệu và ngưỡng chuyển giao

Ảnh hƣởng của ngƣỡng phụ thuộc vào giá trị tƣơng đối của nó với những độ mạnh tín hiệu của các BS tại điểm mà ở đó chúng bằng nhau. Nếu ngƣỡng cao hơn giá trị này, nhƣ vị trí T1 trong hình 2-17, lƣợc đồ này thực hiện chính xác nhƣ mối quan hệ về độ mạnh tín hiệu, chuyển giao có thể xảy ra tại vị trí A. Nếu ngƣỡng thấp hơn giá trị này, nhƣ tại vị trí T2, STA sẽ trì hoãn chuyển giao cho đến khi mức độ tín hiệu hiện tại vƣợt qua ngƣỡng ở vị trí B. Trong trƣờng hợp vị trí T3, trì hoãn có thể trôi quá xa vào vùng phủ sóng khác. Điều này làm giảm chất lƣợng của các liên kết truyền từ BS1 và có thể dẫn tới một cuộc gọi bị hủy bỏ. Ngoài ra, kết quả này còn ảnh hƣởng tới ngƣời sử dùng trên cùng một kênh. Vì vậy, lƣợc đồ này có thể tạo ra vùng phủ sóng chồng chéo. Một ngƣỡng không đƣợc sử dụng 1 mình trong thực tế vì hiệu quả của nó phụ thuộc vào việc nhận biết trƣớc độ mạnh tín hiệu của điểm giao giữa BS hiện tại và BS đƣợc lựa chọn.

c. Liên quan tới độ mạnh tín hiệu với độ trễ

Lƣợc đồ này cho phép ngƣời dùng chuyển giao chỉ khi các BS mới đủ mạnh (bởi một giới hạn trễ, h trong hình 2-17) so với hiện tại. Trong trƣờng hợp này chuyển giao sẽ xảy ra tại điểm C. Kỹ thuật này ngăn chặn hiệu ứng ping-pong, lặp lại chuyển giao giữa hai BS do biến động nhanh chóng trong độ mạnh tín hiệu nhận đƣợc từ cả hai BS. Chuyển giao đầu tiên, tuy nhiên có thể không cần thiết nếu các BS phụ vụ đủ mạnh.

d. Liên quan tới độ mạnh tín hiệu với độ trễ và ngưỡng

Lƣợc đồ này STA chuyển sang một BS mới chỉ khi mức độ tín hiệu hiện tại giảm xuống dƣới một ngƣỡng và BS mới mạnh hơn so với hiện tại. Trong hình 2- 17, chuyển giao sẽ xảy ra tại điểm D nếu ngƣỡng này là T3.

39 Kỹ thuật dự báo quyết định chuyển giao dựa trên giá trị tƣơng lai dự kiến của cƣờng độ tín hiệu nhận đƣợc. Một kỹ thuật đƣợc đề xuất và mô phỏng để chỉ ra kết quả tốt hơn, trong việc giảm số lƣợng chuyển giao không cần thiết so với ba phƣơng pháp đƣợc nêu trên.

f. Tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (Signal to Noise Ratio- SNR)

Trong thủ tục chuyển giao, giai đoạn Tìm kiếm phụ thuộc vào ngƣỡng tín hiệu trên card NICs, thƣờng đƣợc biểu hiện ở Tỷ lệ tín hiệu/Nhiễu ở bên nhận. Thời điểm quyết định chuyển giao đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:

1) Khi SNR < SNRth, giai đoạn Tìm kiếm bắt đầu.

2) Nếu điều kiện SNRnew ≥ SNRold + Δ đƣợc thỏa mãn thì chuyển giao đƣợc thực hiện và trạm tái kết nối với AP mới.

3) Giai đoạn Tìm kiếm tiếp tục cho tới khi SNR > SNRth

Hình 2- 18: Thời điểm quyết định của thủ tục chuyển giao.

SNRth và Δ là các tham số để xảy ra một chuyển giao, trình bày trong bảng 2- 1:

Bảng 2- 1: Ngưỡng của SNRth và Δ

Ngƣỡng Thấp Trung bình Cao

SNRth (dB) 10 23 30

Δ (dB) 6 7 8

Ngoài ra, các thông số khác dùng cho quyết định chuyển giao nhƣ là: Received Signal Strength (RSS), Received Signal Strength Indicator (RSSI), Bit Error Rate (BER) hoặc Signal-to-Interference Ratio (SIR), ...

Trong đề tài này chọn tiêu chí SNR để đánh giá chất lƣợng kết nối giữa STA và AP và quyết định chuyển giao có thể xảy ra không.

40 Trong đó:

Ps: năng lƣợng tín hiệu Pn: năng lƣợng nhiễu

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO TRONG MẠNG WLAN VÀ MÔ PHỎNG TRÊN OMNET++ (Trang 37 - 40)