Các vấn đề liên quan khi sử dụng WLAN

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO TRONG MẠNG WLAN VÀ MÔ PHỎNG TRÊN OMNET++ (Trang 26 - 29)

a. Nút ẩn

Một khó khǎn do sự dao động lớn của công suất tín hiệu trong WLAN là sự tồn tại các nút ẩn (không có vị trí) mà một số nút này nằm trong vùng các bộ thu nhƣng không phát.

Các nút A và C nằm trong khoảng thu của nút B. Nhƣng nút A và C không nằm trong khoảng làm việc của nhau. Nếu các nút A và C cùng đồng thời phát đến nút B thì nút B sẽ chịu một xung đột và sẽ không thể nhận đƣợc bất kỳ một truyền dẫn nào. Cả hai A và C sẽ không biết về va chạm này. Cảm ứng sóng mang đƣợc đáp lại không hiệu quả trong tình huống nút ẩn này vì một nút nguồn ngǎn chặn các nút

27 khác trong vùng lân cận của nó nhiều hơn là trong vùng của nút đích. Do đó làm giảm chất lƣợng của các giao thức cảm ứng sóng mang bởi vì khoảng thời gian của các va chạm không đƣợc bảo vệ kéo dài toàn bộ độ dài gói dữ liệu. Với cảm ứng sóng mang thông thƣờng giai đoạn không đƣợc bảo vệ ngắn hơn rất nhiều, thông thƣờng trong khoảng một vài bit đầu tiên của gói dữ liệu.

Các nút ẩn sẽ không phải là vấn đề trở ngại nếu nhƣ các vùng phủ sóng vô tuyến đƣợc cách ly tốt. Bởi vì các va chạm thƣờng ít xảy ra trong các hệ thống trải phổ hơn là trong hệ thống bǎng hẹp nên sự tồn tại các nút ẩn không thể gây ra nhiều trở ngại cho các WLAN DSSS và FHSS. Ngƣợc lại các nút ẩn có thể có lợi cho cả hai hệ thống vì khi không sử dụng cảm ứng sóng mang truyền dẫn đa gói bằng các phiên bản dịch thời gian khác nhau của một mã giả nhiễu hoặc nhảy tần có thể đƣợc sử dụng.

Các va chạm nút ẩn có thể xảy ra nhƣ thế nào trong WLAN cơ sở. Trong trƣờng hợp này điểm truy nhập chịu một va chạm do chồng lấn truyền dẫn từ 2 nút D và E. Một vấn đề lớn ở đây là nút D và E không thể trao đổi thông tin khi điểm truy nhập không định cấu hình nhƣ là một bộ lặp để chuyển tiếp truyền dẫn các gói thông tin giữa các nút trong vùng phủ sóng. Một giao thức đa truy nhập tập trung (do điểm truy nhập điều phối) giải quyết đƣợc vấn đề nút ẩn cho các LAN cơ sở. Các nút không thể phát đi nếu điểm truy nhập không đƣa ra các lệnh cho phép rõ ràng. Tuy nhiên một va chạm giao thức vẫn có thể xảy ra khi 2 điểm truy nhập lân cận phát đồng thời tới một nút trong vùng chồng lấn. Tình huống này có thể đƣợc giảm xuống nếu nhƣ các điểm truy nhập lân cận điều phối truyền dẫn thông qua mạng hữu tuyến hay hoạt động thông qua các kênh tần số không chống lấn.

Hình 2- 8: Đụng độ tại B do vấn đề đầu cuối ẩn b. Theo dõi công suất

Do các thay đổi lớn về suy giảm tín hiệu nên cần có khả nǎng theo dõi công suất. Khả nǎng này cho phép bộ thu vô tuyến tách thành công các tín hiệu có cƣờng độ lớn hơn ngay cả khi có nhiều nút phát cùng một thời gian. Đó là do các bộ thu có thể dò bám theo tín hiệu mạnh nhất nếu nhƣ công suất của tín hiệu mạnh nhất tiếp theo giảm xuống 1,5 đến 3 dB. Khoảng cách là một yếu tố chính quyết định công suất tín hiệu nhận đƣợc.

28 Giả thuyết hai nút A và C đang thử trao đổi thông tin với nút B. Cả hai nút nằm trong khoảng phủ sóng của nút B. Tuy nhiên vì nút A gần nút B hơn nên tín hiệu thu đƣợc từ nút A có thể lớn hơn rất nhiều so với công suất tín hiệu thu đƣợc từ nút C nếu nhƣ cả 2 nút cùng phát chồng lấn. Do vậy làm tǎng thêm vấn đề về cân bằng bởi vì nút xa nhất luôn luôn bị đối xử phân biệt và có khả nǎng nút C không bao giờ có thể trao đổi thông tin với nút B. Nói cách khác hiệu quả của theo dõi có thể giúp cho giảm xác suất xung đột (bao gồm cả các va chạm nút ẩn) và nhờ vậy tǎng đƣợc chất lƣợng mạng của WLAN.

Trong các hệ thống trải phổ, quá trình theo dõi giúp cho bộ thu giải mã thành công một gói với mã giả ngẫu nhiên hoặc mẫu nhảy tần cho dù có nhiều tín hiệu chồng lấn đồng thời với cùng mã hoặc cũng mẫu nhảy tần. Nói chung theo dõi công suất không xảy ra trong các hệ thống FHSS nếu có nhiều nút phát không sử dụng chung một mã nhảy tần và các kênh tần số không đƣợc đồng bộ đồng thời. Tuy nhiên hầu hết các WLAN hoạt động với một mã nhảy tần chung và các kênh tần số đƣợc đồng bộ. Đối với hệ thống DSSS CDMA điều khiển công suất trở nên cấp thiết hơn vì truyền dẫn nhiều ngƣời dùng thƣờng chống lấn. Tiêu chuẩn IEEE 802.11 bắt buộc sử dụng điều khiển công suất đối với cả hai truyền dẫn DSSS và FHSS với mức công suất nhỏ hơn 100 mW. Mặc dù điều khiển nhƣ vậy cho phép sử dụng nguồn hiệu quả nhƣng khó có thể duy trì đƣợc trong môi trƣờng Fading và di động cao.

Thay đổi công xuất phát: Việc thay đổi công suất phát cho phép ngƣời quản trị điều khiển công suất mà AP sử dụng để truyền dữ liệu. Việc chuyển công suất ra có thể là cần thiết trong một số trƣờng hợp khi các node ở xa không xác định đƣợc AP. Nó cũng cho phép điều khiển vùng phủ sóng của AP. Khi công xuất phát ra trong một AP tăng lên, thì client có thể di chuyển xa hơn mà không mất kết nối với AP.. Có thể sử dụng bộ khếch đại đối với AP cố định.

c. Các nguồn nhiễu vô tuyến

Đối với các WLAN hoạt động ở bǎng tần vô tuyến 2,4 GHz các lò vi sóng có thể là một nguồn nhiễu quan trọng. Các lò vi sóng công suất lên tới 750W với 150 xung trên giây và có bán kính bức xạ hoạt động khoảng 10 m. Nhƣ vậy đối với tốc độ dữ liệu 2 Mbit/s độ dài gói lớn nhất phải nhỏ hơn 20.000 bit hoặc 2.500 octet. Bức xạ phát ra quét từ 2,4 GHz đến 2,45 GHz và giữ ổn định theo chu kỳ ngắn ở tần số 2,45 GHz. Cho dù các khối bị chắn thì phần lớn nǎng lƣợng vẫn có thể gây nhiễu tới truyền dẫn WLAN. Các nguồn nhiễu khác trong bǎng tần 2,4 GHz gồm máy photocopy, các thiết bị chống trộm, các mô tơ thang máy và các thiết bị y tế.

d. Các vật cản lan truyền tín hiệu

Đối với các tín hiệu vô tuyến, các tín hiệu có thể truyền đƣợc bao xa phụ thuộc rất nhiều vào các vật liệu xây dựng của tƣờng, vách ngǎn và các vật thể khác.

29

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO TRONG MẠNG WLAN VÀ MÔ PHỎNG TRÊN OMNET++ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)