L ỜI MỞ ĐẦU
1.4.5. Huyết thanh phòng và chữa bệnh
Huyết thanh chữa bệnh là huyết thanh của động vật đã được gây miễn dịch
bằng những phương pháp khác nhau hay là huyết thanh của người mới lành bệnh.
Các huyết thanh này chứa rất nhiều kháng thể và gây được miễn dịch thụ động cho người dùng sau vài giờ nhưng thời gian được miễn dịch rất ngắn.
Huyết thanh động vật: được chế từ máu động vật (thường là ngựa hoặc bò, cừu đã được miễn dịch với những bệnh nhiễm trùng khác nhau) đem loại bỏ các protein không đặc hiệu, còn kháng thể giữ ở nồng độ cao. Tuỳ theo tác nhân gây
miễn dịch, người ta phân biệt:
- Huyết thanh kháng độc tố: huyết thanh động vật đã được tiêm độc tố vi
khuẩn như huyết thanh chống bạch hầu (SAD), chống uốn ván (SAT).
- Huyết thanh kháng virus: huyết thanh động vật đã được miễn dịch đối với
virus dại dùng để chống bệnh dại (SAR), huyết thanh kháng virut viêm gan B…
- Huyết thanh kháng nọc độc: huyết thanh của động vật đã được tiêm nọc độc đã làm giảm độc của những loài có nọc độc, chẳng hạn như nọc rắn (SAV).
1.4.6. Súc vật để gây miễn dịch.
Việc sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn tuỳ thuộc rất nhiều vào súc vật dùng để gây miễn dịch. Trên nguyên tắc người ta có thể dùng bất cứ loại súc vật
nào cũng được, nhưng trong thực tế sản xuất người ta phải lựa chọn súc vật để gây
miễn dịch và súc vật phải được chăm sóc, phòng ngừa và điều trị thật chu đáo và cẩn thận.
Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo nên sản xuất huyết thanh kháng nọc
trên nhiều loại súc vật khác nhau để tránh phản ứng hay bệnh huyết thanh do sử dụng huyết thanh của một loài súc vật nhiều lần. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các nước trên thế giới lựa chọn ngựa để gây miễn dịch sản xuất huyết thanh điều trị nói chung và huyết thanh kháng nọc rắn nói riêng
1.5. Tá chất gây miễn dịch.
1.5.1. Định nghĩa tá chất.
Năm 1922, Ramon phát hiện và đưa ra khái niệm về tá chất (adjuvant) trong
lĩnh vực vacxin và các chế phẩm sinh học. Theo nhà bác học Pháp Ramon tá chất là những chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu của cơ thể, làm tăng khả năng tổng
hợp kháng thể của cơ thể chống lại một số mầm gây bệnh. Tá chất khi phối hợp với kháng nguyên đặc hiệu tiêm cho cơ thể thì tá chất sẽ làm tăng mức độ miễn dịch
của cơ thể cao hơn khi chỉ tiêm kháng nguyên đơn độc [13].
1.5.2 Cơ chế hoạt động của tá chất.
- Đưa kháng nguyên vào vị trí thích hợp trong cơ thể.
- Lưu giữ và giải phóng kháng nguyên chậm từ vị trí mà nó lắng đọng.
- Tuyển mộ và hoạt hoá các tế bào trình diện kháng nguyên (APC) và lympho bào.
- Hoạt hoá bổ thể, tăng cường tổng hợp tiết và gắn kết của các cytokin.
1.5.3 Vai trò của tá chất.
- Tăng cường hiệu lực của các peptide tổng hợp hoặc tái tổ hợp nhỏ, có tính
kháng nguyên yếu.
- Tăng cường tốc độ, sức mạnh và sự tồn lưu đáp ứng miễn dịch cho những
kháng nguyên lớn hơn.
- Điều hoà miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.
- Điều hoà sản xuất kháng thể, số lượng kháng thể, tính đặc hiệu của kháng
thể, loại kháng thể ứng với các epitop trên các phức hợp sinh miễn dịch.
- Làm giảm lượng kháng nguyên trong vacxin, nhờ vậy có thể giảm sự cạnh
tranh kháng nguyên và sự chèn ép epitope đặc hiệu, giảm lượng kháng nguyên trong một liều vacxin nhờ đó tăng số lượng vacxin và giảm giá thành sản xuất.
1.5.4. Tính an toàn của tá chất.
Ưu điểm lớn nhất của tá chất trong vacxin hấp phụ là khả năng tăng cường
miễn dịch. Tuy nhiên, sử dụng tá chất vẫn tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khỏe con người. Các nguy cơ theo lý thuyết và thực tế của tá chất là:
- Gây nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính, hình thành các ổ mủ gây đau, các
u nhọt lâu khỏi.
- Gây các triệu chứng như cảm cúm, sốt, nhức đầu, nhức mỏi cơ, khớp.
- Gây dị ứng, độc lâm sàng cho các mô và cơ quan.
- Phản ứng chéo với các kháng nguyên của bể cầu thận hay bao thần kinh,
gây ra viêm thận hay viêm màng não.
- Nhạy cảm với tuberculin hoặc các kháng nguyên thử nghiệm trong da khác.
- Gây ung thư, đẻ non và quái thai.
1.5.5. Tá chất Montanide ISA 50 V2
a. Định nghĩa.
Montanide ISA là loại tá chất dạng nước trong dầu (W/O – 50 thể tích nước
/50 thể tích đầu). Thành phần của nó bao gồm dầu khoáng, mannitol và acid oleic tinh chế có nguồn gốc thực vật. Dạng nhũ dịch W/O của Montanide ISA 50 V2 được thể hiện qua hình vẽ sau:
Hình 1.5: Thành phần và các dạng nhũ dịch của tá chất Montanide ISA 50 V2
b. Những tính chất của MONTANIDE TM ISA 50V2.
Các tính chất vật lý và hóa học của MONTANIDE ISA 50V2 được trình bày
ở bảng 1.3 và 1.4. dưới đây.
Bảng 1.3: Tính chất vật lý của MONTANIDE ISA 50V2
Hình thái Dịch màu vàng sáng
Nhận dạng Tương ứng với vùng dưới phổ đỏ Độ nhớt (Brookfield LVF, S2) Xấp xỉ 18 mPa/s (tại 250C) Trọng lượng riêng (tại 25 0C) Xấp xỉ 0,86
Bảng 1.4: Tính chất hoá học của MONTANIDE ISA 50V2
Thử nghiệm Giới hạn Phương pháp
Chỉ số acid (mg KOH/g) Cao nhất 0,5 NFT 60 204
Chỉ số xà phòng hoá (mg KOH/g) 16 – 19 S 52 008
Chỉ số baze (mg KOH/g) 9 – 14 S 52 080A
Hàm lượng nước (%) Cao nhất 0,5 S 52 006B
c. Tính chất tạo nhũ dịch
Khả năng tạo nhũ của Montanide ISA 50 V2 khá tốt, thời gian duy trì ở 4 oC
kéo dài hơn 12 tháng
Bảng 1.5: Tính chất tạo nhũ dịch của Montanide ISA 50 V2
Loại W/O (nước trong dầu)
Độ nhớt (Brookfield LVF, S2) Xấp xỉ 200 mPa/s tại 250C
Độ dẫn điện < 10 µC/cm
Cỡ giọt 1 micron hay nhỏ hơn
Sau khi ủ ở 4 0C Hơn 12 tháng
Sau khi ủ ở 25 0C Khoảng 6 tháng
d. Cơ chế và tính ưu việt của Montanide ISA
Hoạt tính của tá chất Montanide ISA chưa thực sự được hiểu rõ ràng, nó có những điểm khác biệt trong các trường hợp khác nhau[13].
Đầu tiên, tá chất là kho chứa và giải phóng chậm kháng nguyên từ vị trí tiêm. Tùy theo kiểu nhũ dịch của tá chất (là W/O, W/O/W, O/W) mà động học của quá
trình giải phóng kháng nguyên khác nhau. Người ta đã thực hiện thí nghiệm sử
dụng phương pháp thẩm tích nghịch đảo để đánh giá in vitro động học quá trình giải
phóng kháng nguyên từ nhũ dịch, kết quả cho thấy động học của quá trình sẽ khác
nhau tùy thuộc vào kiểu nhũ dịch.
Montanide ISA sau khi được tiêm vào cơ thể sẽ khuếch tán đến hạch lympho dưới dạng các giọt dầu nhỏ, trong các giọt dầu này có chứa kháng nguyên. Bằng
cách này kháng nguyên sẽ được vận chuyển trong hệ tuần hoàn. Do được bao bọc
bởi các giọt dầu nên kháng nguyên có thể tránh khỏi sự phân hủy nhanh chóng của các enzyme trong cơ thể, kháng nguyên sẽ giữ được lâu hơn với số lượng lớn so với trường hợp không có tá chất hoặc sử dụng tá chất khác. Bên cạnh đó, Montanide
ISA có thể làm tăng tính lạ cho kháng nguyên bằng cách thay đổi điện tích của các
kháng nguyên này [13].Các tá chất còn kích thích quá trình viêm và tuyển mộ các tế
bào trình diện kháng nguyên (APC) là đại thực bào, kể cả lympho bào. Ngoài ra tá chất còn có tác dụng làm cho sự hấp phụ kháng nguyên của các tế bào APC diễn ra được thuận lợi hơn. Điều này có được là do tương tác giữa chất hoạt động bề mặt
trong tá chất với màng của các tế bào APC.
Cơ chế bẫy các tế bào lympho lại là một cơ chế hoạt động khác của các tá
chất dầu. Chúng kích thích sự tích lũy các tế bào lympho tại hạch bạch huyết. Ngoài ra tá chất còn ảnh hưởng đến sự hoạt hóa các cytokin, các cytokin đặc biệt sẽ được
hoạt hóa tùy theo kiểu nhũ dịch của tá chất được sử dụng.
- Tạo ra kho giữ trữ kháng nguyên.
- Giải phóng kháng nguyên chậm và kéo dài.
- Bảo vệ được kháng nguyên khỏi sự phân hủy của enzym và quá trình đào
thải của cơ thể.
- Làm biến đổi điện thế bề mặt kháng nguyên, thu hút các tế bào trình diện
kháng nguyên.
- Tạo thuận lợi cho quá trình tóm bắt kháng nguyên và trình diện kháng nguyên cho tế bào có thẩm quyền miễn dịch, sinh kháng thể và hoạt hóa các cytokin.
1.6. Sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất. 1.6.1. Lịch sử.
Dựa vào những công trình nghiên cứu của Sewall ở Mỹ và Kaufmann ở
Pháp, Cphisalix cùng với G.Bertrand, Albert Calmette rồi Frazer đã thành công trong việc tiêm gây miễn dịch cho các súc vật nhỏ, nọc rắn Viperidae và Naja tripudians. Albert đã chứng minh rằng trong huyết thanh các loài đông vật này có chứa kháng thể đặc hiệu[1].
Năm 1887, Sewall đã thành công trong nghiên cứu gây miễn dịch chim bồ
câu chống lại nọc rắn đuôi chuông Crotales.
Tháng 2 năm 1891, Albert Calmette được Loui Pastuer gửi tới Sài Gòn để
thành lập một viện Pastuer đầu tiên ở hải ngoại.
Năm 1894, tại phòng thí nghiệm của Emile Roux, Viện Pastuer Paris, ông
tiếp tục nghiên cứu và sau đó công bố kết quả nghiên cứu nọc rắn của mình.
Ngày 27/01/1896, Calmette lại công bố một lần nữa là có thể sử dụng huyết thanh
ngựa đã gây miễn dịch bằng giải độc tố nọc rắn để điều trị nạn nhân bị rắn cắn.
Sau khám phá này thì phương pháp sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn được
Lamb ở Ấn Độ và Vital Bzalil đã chế tạo ra huyết thanh dùng để điều trị
riêng cho các loài rắn độc thường gây tai nạn cho nhân dân hai nước này.
Ngày 25-26/11/1998 tại Hội nghị quốc tế về rắn độc và điều trị nạn nhân rắn độc tổ chức tại bệnh viện Chợ Rẫy TP.Hồ Chí Minh, Nguyễn Minh Trang, Nguyễn
Thị Nguyệt Thu ( Pasteur TP Hồ Chí Minh ) đã đề nghị một chương trình điều trị
nạn nhân bị rắn cắn tại Việt Nam như sau:
1. Điều tra dịch tễ học để lượng giá nhiễm độc do rắn cắn, ghi nhận chủng
loại rắn tương ứng, những dữ kiện lâm sàng, sinh học và điều trị đã áp dụng cho nạn
nhân, số nhập viện, số tử vong…
2. Một tổ chức vững chắc để thu nhận nọc rắn có chất lượng cao và được xác
định rõ ràng với một số lượng lớn đủ cho miễn dịch động vật to như ngựa dùng để
sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn.
3. Huyết thanh kháng nọc rắn an toàn và có hiệu lực phù hợp với tình hình ở
Việt Nam được sản xuất ở qui mô công nghiệp, quốc gia.
4. Nghiên cứu khoa học trên qui mô thực nghiệm phòng thí nghiệm, trên thực địa với nạn nhân bị rắn cắn sẽ được thực hiện để kiểm tra hiệu lực và an toàn của huyết thanh kháng nọc rắn, tiến tới xác định phương thức sử dụng huyết thanh
kháng nọc rắn.
5. Tổ chức hoạt động truyền thông, giảng dạy, đào tạo các nhân viên bảo vệ
sức khỏe về xử lí nạn nhân bị rắn cắn và điều trị huyết thanh kháng nọc rắn bao
gồm cả cung cấp huyết thanh kháng nọc.
6. Điều tra chương trình quốc gia về điều trị nạn nhân rắn cắn tại Việt Nam.