IV. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
Ngày soạn: 6/ 4/ 2014 Ngày dạy: / 4/ 2014 Bài 56 PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH
Bài 56 PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH
I.MỤC TIÊU:
1. Hiểu được sự phân hạch.
2. Hiểu phản ứng hạt nhân dây chuyền và điều kiện xảy ra phản ứng hạt nhân dây chuyền.
3. Hiểu một cách sơ lược về nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của lò phản ứng hạt nhân và nhà máy điện nguyên tử.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Sưu tầm hoặc tự vẽ trên giấy khổ lớn hình 56.2, 56.3, 56.4 SGK. HS: ôn lại kiến thức về phản ứng hạt nhân đã học ở bài 54.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1
1) Kiểm tra bài cũ: Giải bài tập.
Yêu cầu HS giải và trả lời tại lớp câu hỏi C5 ở bài 54 (SGK).
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn HS giải C5 ở bài 54 (SGK)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV nêu câu hỏi C5:
Tính năng lượng tỏa ra khi 1kg urani 235U bị phân hạch theo phản ứng (54.7) SGK
- Hãy viết phương trình phản ứng (54.7) SGK. - Mỗi hạt nhân 235U bị phân hạch tỏa năng lượng 185 MeV, vậy tổng số hạt nhân trong 1 kg urani năng lượng tỏa ra là bao nhiêu?
HS tự giác, độc lập làm bài vào vở nháp (hoặc vào vở bài tập) để đưa ra phương án trả lời.
Phương án trả lời đúng là:
+ 01n+23592U →3894Sr+14054Xe+201n
+ Số hạt nhân chứa trong 1 kg urani: . A
m NN N
A
= , với m = 1 kg, A = 235 Tổng năng lượng tỏa ra là:
W = 185.N (MeV) = 7,58.1014(J) 2) Giảng bài mới:
Hoạt động 2. SỰ PHÂN HẠCH
Hiểu được sự phân hạch của urani (điều kiện, phương trình và mô hình phản ứng phân hạch); nắm được đặc điểm chung của các phản ứng phân hạch.
a) Sự phân hạch của urani
GV mô tả thí nghiệm của Han và Xtơ-rax-man (2 nhà hóa học người Đức) như SGK và viết phương trình phản ứng phân hạch của thí nghiệm (56.3) SGK: 1 2 1 2 A A 1 235 1 0n+ 92U → Z X1+ Z X2 +k n0 Và tỏa năng lượng khoảng 200 MeV