IV. Rút kinh nghiệm Bổ sung.
Ngày soạn: 2/ 4/ 2014 Ngày dạy: / 4/ 2014 Bài 55 BÀI TẬP VỀ PHÓNG XẠ VÀ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN
I.MỤC TIÊU:
1. Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập về phóng xạ và phản ứng hạt nhân.
2. Rèn luyện kĩ năng phân tích bài toán dựa vào đề ra, các hiện tượng vật lí và các định luật bảo toàn (bảo toàn điện tích, bảo toàn số khối…) để giải các bài toán về phóng xạ và phản ứng hạt nhân.
II.CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp giải bài tập 2. Lựa chọn bài tập đặc trưng 3. Các phiếu học tập
III.GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP: Tiết 1.
1) Bài toán về phương trình phản ứng hạt nhân, thực chất là bài toán áp dụng các định luật bảo toàn (bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối) để xác định khối lượng, hoặc số hạt nhân đã phân rã, hoặc chưa phân rã tại một thời điểm nào đó; thông qua phương trình phản ứng hạt nhân. Để giải được các bài toán như vậy, sự cần thiết đầu tiên là hoàn thiện phương trình phản ứng hạt nhân, trên cơ sở các điều kiện của đề ra và các định luật bảo toàn.
+ Giáo viên lưu ý học sinh khi giải các bài tập về phóng xạ và phản ứng hạt nhân cần lưu ý một số điểm sau: Các kiến thức cần để giải nhanh các bài toán này là:
+ Phương trình phản ứng hạt nhân:
+ Định luật bảo toàn điện tích: Z1 + Z2 = Z3 + Z4 + Bảo toàn nuclôn (số A): A1+ A2 = A3 + A4 + Từ công thức số mol: n = A m N n M N = = ⇒ số hạt nhân N = n.NA + Số hạt nhân phân rã trong thời gian t1→ t2 là:
∆N = N1 - N2 = No(eλt1 - eλt2) nếu t1 = 0 → ∆N = No(1 - eλt2).
2) Phóng xạ là hiện tượng biến đổi hạt nhân, tự phát, ngẫu nhiên. Số hạt nhân phân rã của một nguồn giảm theo hàm số mũ:
0 02
t
t T
t