Hệ số biến thiên

Một phần của tài liệu phương pháp thống kê - đại học thương mại (Trang 35)

∑f i Tổng các tần số (Số đơn vị tổng thể) trong dãy số; )

2.4.5. Hệ số biến thiên

Hệ số biến thiên là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ so sánh giữa độ lệch chuẩn với số bình quân số học.

Công thức: x V = σ ; (2.4.5a) Trong đó: V - Hệ số biến thiên; σ - Độ lệch chuẩn; x- Số bình quân số học.

Ví dụ: Khi độ lệch chuẩn σ = 6,32; số bình quân số học x= 20 thì sẽ có hệ số biến thiên là: V = 0,316 20 32 , 6 = hoặc 31,6%.

Hệ số biến thiên cũng dùng để đánh giá độ biến thiên của tiêu thức và tính chất đồng đều của tổng thể. Hệ số này biểu hiện bằng số tương đối nên còn có thể được dùng để so sánh cả những chỉ tiêu cùng loại nhưng ở các quy mô khác nhau như so sánh độ đồng đều về thu nhập bình quân của hộ gia đình ở một tỉnh miền núi (có thu nhập thấp và số hộ ít hơn) với thu nhập bình quân của hộ gia đình ở thủ đô Hà Nội (có mức thu nhập cao hơn và số hộ nhiều hơn), đặc biệt để so sánh được những chỉ tiêu của các hiện tượng khác nhau và có đơn vị đo lường khác nhau như so sánh hệ số biến thiên về bậc thợ với hệ số biến thiên về tiền lương bình quân, hệ số biến thiên về năng suất lao động bình quân, so sánh hệ số biến thiên về chỉ tiêu thu nhập của hộ gia đình với hệ số biến thiên về chi tiêu của hộ gia đình,...

Hệ số biến thiên còn có thể tính theo độ lệch tuyệt đối bình quân, nhưng hệ số biến thiên tính theo độ lệch chuẩn thường được sử dụng rộng rãi hơn, tuy phần tính toán có phức tạp hơn phải sử dụng MTĐT.

Hệ số biến thiên tính theo độ lệch tuyệt đối bình quân có công thức tính:

x d

V = ; (2.4.5b)

Trong đó: d- Độ lệch tuyệt đối bình quân.

Một phần của tài liệu phương pháp thống kê - đại học thương mại (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w