MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

Một phần của tài liệu phương pháp thống kê - đại học thương mại (Trang 38 - 39)

TRONG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, từ các biểu hiện về lượng nhằm nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong các điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Khi phân tích thống kê, người ta căn cứ vào các tài liệu báo cáo và điều tra đã được tổng hợp để tính các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và biểu hiện các chỉ tiêu đó dưới dạng bảng số liệu hoặc đồ thị thống kê nhờ vào sự hỗ trợ của các phương pháp chuyên môn của khoa học thống kê, rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết.

Trong thống kê kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chủ yếu của phân tích là đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ ra những nguyên nhân hoàn thành hoặc không hoàn thành các mục tiêu, nêu rõ sự biến động và xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các hiện tượng có liên quan, phát hiện ra các năng lực tiềm tàng có thể khai thác trong nền kinh tế, chỉ ra những mặt cân đối lớn, những mặt thuận lợi và khó khăn, những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội,...

Trong phân tích thống kê, không có mẫu báo cáo phân tích nào có thể áp dụng cho mọi trường hợp; mà tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, vào điều kiện cụ thể về nội dung và đặc điểm của hiện tượng, về nguồn số liệu hiện có mà xây dựng những mô hình phân tích phù hợp trên cơ sở áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích thống kê. Trong đó các phương pháp thường được sử dụng là: Phương pháp phân tổ, phương pháp đồ thị, phương pháp dãy số biến động theo thời gian, phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp chỉ số và

phương pháp cân đối.

3.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TỔ THỐNG KÊ

3.1.1. Khái niệm phân tổ thống kê và tiêu thức phân tổ

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó

để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Ví dụ, phân chia nhân khẩu trong nước thành các tổ nam và nữ (căn cứ vào giới tính), thành các tổ có độ tuổi khác nhau (căn cứ vào độ tuổi), v.v... Một ví dụ khác: Phân chia chỉ tiêu giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp thành các tổ là kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước (căn cứ vào hình thức sở hữu), thành các ngành công nghiệp riêng biệt (căn cứ vào hoạt động sản xuất công nghiệp), v.v...

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp tương quan, phương pháp cân đối,...

Tiêu thức thống kê (đặc điểm của đơn vị tổng thể để nhận thức hiện tượng nghiên cứu) được chọn làm căn cứ để phân tổ thống kê gọi là tiêu thức phân tổ. Tiêu thức phân tổ thống kê được chia thành 2 loại: Tiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính.

Tiêu thức số lượng là tiêu thức có thể biểu diễn được bằng con số, ví dụ độ tuổi, thu nhập bình quân của hộ gia đình, trình độ văn hoá, mức năng suất lao động, tiền lương bình quân,...

Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không thể biểu hiện được bằng con số, ví dụ giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,...

3.1.2. Các loại phân tổ và cách thức tiến hành phân tổ

Trong thống kê, có thể phân tổ theo một tiêu thức (gọi là phân tổ đơn) hoặc phân tổ theo hai hay nhiều tiêu thức (gọi là phân tổ kết

hợp).

Một phần của tài liệu phương pháp thống kê - đại học thương mại (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w