TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
Công tác tuyên truyền pháp luật được coi là một trong những biện pháp quan trọng giúp người dân hiểu và tuân thủ pháp luật GTĐB một cách nghiêm túc và có ảnh hưởng lâu dài. Do vậy công tác tuyên truyền pháp luật GTĐB UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, đồng thời các cấp, các ngành trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của đơn vị cũng đã có nhiều hoạt động nhằm đưa pháp luật GTĐB vào cuộc sống bằng nhiều hình thức phong phú.
Năm 2004 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2943/QĐ- CT ngày 17 tháng 9 năm 2004 về "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động hướng dẫn quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật an toàn giao thông". Quyết định nêu rõ: "Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, thiết lập kỷ cương về an toàn giao thông, kiềm chế, làm giảm vi phạm tai nạn và thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra" [81]. Nội dung cơ bản của quyết định là xác định mục tiêu và
các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật về GTĐB.
Ngày 01 tháng 6 năm 2005, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự ATGTĐB bằng Quyết định số 1446/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Ngăn chặn, đẩy lùi TNGT trên các tuyến quốc lộ 1A, 45, 47 và đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa". Trong đó, Đề án đã chỉ rõ:
Trình độ nhận thức pháp luật nói chung và Luật giao thông đường bộ nói riêng của cán bộ, nhân dân còn nhiều hạn chế, nhất là nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa... Một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông có ý thức kém, thòi quen tùy tiện... Công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật an toàn giao thông đường bộ chưa thường xuyên, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương nên hiệu quả chưa cao... [87].
Đề án cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác
đảm bảo trật tự ATGTĐB, trong đó nêu rõ: "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đến mọi người, mọi nhà để tự giác chấp hành khi tham gia giao thông" [87].
Với sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh về lĩnh vực GTĐB, đặc biệt là công tác tuyên truyền pháp luật của các đơn vị chức năng, từ năm 2003 đến năm 2010, các đơn vị: Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa, Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo, Tỉnh đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc tỉnh, các cơ quan thông tin truyền thông… đã tiến hành định kỳ, thường xuyên công tác tuyên truyền pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân với những hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động phong phú, do vậy đã đạt được những kết quả như sau:
- Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện các hình thức tuyên truyền: Cấp phát 1.386.300 bộ tài liệu luật giao thông, 503.000 tờ rơi, 604.000 áp
phích, phát hành 3.400 tờ báo Bạn đường hàng kỳ cho các ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố và 670 trường học dọc tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; 222.000 bản Đăng ký gia đình bảo đảm ATGT.
Tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng được 55 chuyên mục, 140 tin bài và 32 bản tin ATGT về tình hình trật tự ATGT, TNGT. Xây dựng được 190 đội xung kích về ATGT dọc các tuyến quốc lộ với 1.417 thành viên.
- Cơ quan thông tin, truyền thông: Báo Văn hóa thông tin, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh đã mở rộng chuyên mục về ATGT, thường xuyên tuyên truyền pháp luật ATGT, phản ánh tình hình thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT trong tỉnh kể cả mặt tích cực cũng như các tồn tại, đã tạo được sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện và bảo đảm trật tự ATGT.
- Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa tổ chức học Luật GTĐB, các nghị định của Chính phủ về bảo đảm trật tự ATGT cho đội ngũ lái xe, chủ xe và lực lượng bảo đảm giao thông cho 10.600 người, mở rộng học và thi sát hạch giấy phép lái xe mô tô ở các huyện trong tỉnh. Lắp đặt các panô, phát tờ rơi tuyên truyền ATGT tại các bến xe, các tụ điểm giao thông và trên các tuyến đường quốc lộ.
- Công an tỉnh Thanh Hóa xây dựng được phòng tranh ảnh tuyên truyền về ATGT và tổ chức triển lãm lưu động ở các huyện, thị xã, thành phố, huy động lực lượng dán thư kêu gọi thực hiện ATGT đến từng gia đình được 700.000 tờ, phối hợp với Báo, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thường xuyên đưa tin về tình hình TNGT trong tỉnh. Tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về trật tự ATGT bằng xe loa trên các tuyến quốc lộ, các tụ điểm giao thông tại thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn.
- Sở Giáo dục và Đđào tạo đã triển khai mạnh công tác giảng dạy trật tự ATGT ở tất cả các bậc học, phối hợp với Tỉnh Đoàn chỉ đạo 100% các trường đều thành lập Đội tự quản ATGT của học sinh, sinh viên, 25 mô hình
"Cổng trường tự quản ATGT" trên Quốc lộ 1A đạt kết quả, đến năm 2010 đã nhân rộng ra 150 trường dọc các tuyến quốc lộ trong tỉnh.
- Các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tuyên truyền trên đài truyền thanh huyện, xã cho 1.082.500 lượt người, vận động trên 560.000 người viết cam kết chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, kẻ vẽ được 2.895 khẩu hiệu, 920 băng rôn treo tại các khu dân cư.
- Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT", từ năm 2003 ủy ban Mặt trận tổ quốc Tỉnh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh đã hăng hái triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT tới các cấp hội, tới từng hội viên. Đến hết năm 2010 toàn tỉnh đã có 4.277 khu dân cư trên các tuyến quốc lộ 1A, 45, 47, 217, 15, 10 ký cam kết vận động nhân dân bảo đảm trật tự ATGT, 452.752 hộ gia đình cam kết thực hiện về bảo đảm trật tự ATGT, 3.200 làng bản, khu phố đưa tiêu chí bảo đảm trật tự ATGT vào hương ước tại các khu dân cư, 208 xã, phường, thị trấn có mô hình "Khu phố, đường phố tự quản", 423/517 xã, phường thành lập được 2.451 tổ tự quản và liên gia tự quản hoạt động thường xuyên.
- Tỉnh Đoàn đã xây dựng được 75 "Cổng trường tự quản về ATGT", 450 mô hình "Ngõ phố, đoạn đường thanh niên tự quản về ATGT", hàng ngàn mô hình Thanh niên xung kích, Thanh niên cờ đỏ sinh hoạt lồng ghép về tuyên truyền giữ gìn TTATGT. Đến nay đã có 520.000 gia đình dọc các tuyến Quốc lộ 1A, 45, 47, đường Hồ Chí Minh, đường tỉnh đăng ký gia đình bảo đảm trật tự ATGT đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về ATGT trong nhân dân.
Bằng những hình thức tuyên truyền cụ thể, từ năm 2003 đến năm 2010, ý thức của người dân trong toàn tỉnh được nâng lên đáng kể đặc biệt là người dân các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa như Mường Lát, Quan Sơn, Thường Xuân, Như Xuân, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Bá Thước song nhìn
chung việc thực hiện pháp luật GTĐB của người dân vẫn còn hạn chế, tình trạng vi phạm pháp luật GTĐB còn nhiều, một số người vi phạm do không hiểu biết pháp luật GTĐB, nhưng không ít người có hiểu biết nhưng ý thức chấp hành kém, cố tình vi phạm.
Cùng với công tác tuyên truyền pháp luật, trình độ dân trí được nâng cao, kết cấu hạ tầng GTĐB được hoàn thiện, phương tiện tham gia giao thông giảm thì sẽ đạt được mục tiêu giảm vi phạm pháp luật GTĐB, giảm TNGT. Do nhận thức, thói quen, lối sống của người dân, nên công tác tuyên truyền phải được các cấp, các ngành quan tâm và tổ chức thường xuyên, đồng thời phải tuyên truyền có trọng điểm, chọn hình thức tuyên truyền đối với từng đối tượng cho phù hợp. Các đối tượng cần tập trung tuyên truyền là học sinh, thiếu niên, thanh niên, người sử dụng mô tô, xe máy; người điều khiển xe thô sơ; lái xe ô tô; cán bộ công nhân viên chức ở các xí nghiệp, nhân dân sống ven đường.
Trong những năm tiếp theo để thực hiện pháp luật GTĐB đường bộ có hiệu quả cao, các cấp, các ngành trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình cần tiếp tục thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền và cần tập trung vào một số hình thức tuyên truyền cụ thể về pháp luật GTĐB như sau:
- Tuyên truyền miệng: Đây là hình thức người nói trực tiếp với người nghe về những nội dung, những quy định của pháp luật GTĐB. Mục đích của hình thức tuyền truyền này là nhằm làm cho người nghe hiểu và hành động theo nội dung pháp luật được tuyên truyền. Hiệu quả của tuyên truyền miệng không chỉ đánh giá tại chỗ khi nghe, thu hoạch sau khi nghe mà cao hơn là người nghe giữ được niềm tin lâu dài đối với pháp luật GTĐB. Do vậy các đơn vị, cơ quan tổ chức khi tổ chức tuyên truyền cần phải có một nội dung tuyên truyền ngắn gọn, phù hợp với đối tượng được nghe.
- Phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật GTĐB: Đối tượng cần tập trung ở đây cần là học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tuyên truyền qua phương tiện thông tin truyền thông: Báo viết, báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình là những phương tiện thông tin truyền thông phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật GTĐB. Về hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật GTĐB: Tiếp tục đưa tin thời sự, bài viết phản ánh tình hình chấp hành luật GTĐB, dành "thời gian vàng" để phát các chuyên mục về ATGT, nêu lên các vụ TNGTĐB, phân tích nguyên nhân gây tai nạn từ đó đề xuất giải pháp làm giảm thiểu tai nạn và biện pháp phòng ngừa TNGTĐB.
- Xây dựng và triển lãm tranh ảnh: Xây dựng các panô, tranh ảnh về trật tự GTĐB tại các bến xe, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, nhà ga, trường học, khu dân cư, nơi tổ chức hội nghị, hội thảo… từ đó nó sẽ có tác động đến ý thức của người xem trong thời gian dài. Mở các cuộc triển lãm tranh ảnh về ATGTĐB, tại triển lãm có thể trưng bày tranh, ảnh, sơ đồ, bảng thống kê phân tích TNGTĐB, hình ảnh các vụ TNGTĐB nghiêm trọng đã xảy ra nếu có điều kiện trưng bày hiện vật xe mô tô, ô tô bị hư hỏng do TNGTĐB.
- Tuyên truyền bằng khẩu hiệu: Cắt dán các khẩu hiệu tuyên truyền, nhắc nhở chấp hành các quy định pháp luật GTĐB trên các đường phố chính, dọc các tuyến đường có bố trí tín hiệu đèn giao thông, đường đô thị, trên đoạn đường nguy hiểm có điểm đen về TNGT, nhà văn hóa của khu dân cư, của cấp chính quyền xã, phường, thị trấn, các cơ quan, trường học các hội nghị như: "An toàn GTĐB là hạnh phúc cho mỗi người"; "Nghiêm chỉnh chấp hành Luật GTĐB"; "Chú ý đoạn đường thường xảy ra tai nạn", "Văn hóa giao thông là tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông", "Chung tay xây dựng một xã hội giao thông an toàn, thân thiện".
- Phát động, xây dựng và duy trì thường xuyên các phong trào thi đua đảm bảo trật tự ATGTĐB như: "Lái xe tốt, giữ xe an toàn" trong đội ngũ lái xe và việc phát động này phải được nhiều đơn vị kinh doanh vận tải xe ô tô, các bến xe, trong toàn tỉnh thực hiện một cách thường xuyên và có trọng điểm, tránh làm theo phong trào để báo cáo số liệu với cơ quan QLNN có thẩm quyền. Trong những đợt tổ chức cuộc thi phải có sự tham của đại diện chính quyền địa phương. Có như vậy phong trào thi đua này mới được đảm bảo sự ghi nhận của chính về chất lượng phong trào của cơ quan QLNN tại địa phương; phong trào "Đoạn đường tự quản", phong trào "Toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông". Ngoài ra tiếp tục tổ chức các hình thức tuyên truyền truyền thống như: sinh hoạt văn hóa, in phát tờ rơi, tờ gấp, thông báo trên các bản tin của xã, phường, tổ chức thi vẽ tranh, ảnh, phóng sự, ký, bài hát về trật tự ATGTĐB để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, soạn các tài liệu ngắn gọn về pháp luật GTĐB để quần chúng học tập qua sinh hoạt, Tổ nhân dân tự quản và ký cam kết chấp hành.
Tổ chức vận động xây dựng "Văn hóa giao thông" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đồng thời các đơn vị chức năng tập trung thảo luận để xây dựng đề án "Văn hóa giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", huy động các ban ngành đoàn thể tham gia thực hiện đề án.
Những hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói trên muốn đạt kết quả cao phải kết hợp giáo dục có tính cộng đồng với giáo dục theo đối tượng; kết hợp giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội; kết hợp với giáo dục và cưỡng chế; phải tiến hành thường xuyên, liên tục, có chương trình kế hoạch cụ thể, phải xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên có đủ nhiệt huyết, đủ trình độ hiểu biết pháp luật GTĐB, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật GTĐB. Có như vậy thì chủ trương đưa pháp luật vào đời sống nhân dân bằng việc tuyên truyền pháp luật mới thực sự và đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị ATGT quốc gia năm 2007:
Đẩy mạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông cả chiểu rộng và chiều sâu, tuyên truyền phải đến được từng gia đình, từng người tham gia giao thông. Phải huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng, trong đó các cơ quan báo chí, thông tin có vai trò rất quan trọng; cán bộ, công nhân, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên, các cô giáo, thầy giáo phải đóng vai trò đầu tầu gương mẫu.
Công tác tuyên truyền, giáo dục vừa là biện pháp trước mắt, vừa là biện pháp lâu dài, phải làm kiên trì, liên tục, sáng tạo để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông, hình thành cho được nếp sống có văn hóa trong giao thông [96, tr. 2].
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua thực trạng vi phạm pháp luật GTĐB tại tỉnh Thanh Hóa đã được nêu tại Chương 2 của Luận văn, có thể thấy được số lượng các vụ vi phạm pháp luật GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn có chiều hướng gia tăng về số vụ vi phạm, tính nguy hiểm của TNGTĐB, được tổng hợp qua số người chết và bị thương hàng năm do vi phạm GTĐB. Đây có lẽ là một trong những bài toán chưa có đáp số, khó tìm lời giải trong việc ngăn chặn, đẩy lùi vi phạm và kiềm chế TNGTĐB, là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này. Những hạn chế đó cũng đã làm cho hiệu lực pháp luật GTĐB không được đảm bảo, trật tự, kỷ cương không được giữ vững. Trên khắp những nẻo đường, tuyến phố khắp các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa vẫn phổ biến diễn ra tình trạng xây dựng, lấn chiếm và tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây tình trạng lộn xộn trong xây dựng, khai thác và
sử dụng và bảo bệ kết cấu hạ tầng GTĐB. Do vậy, với một số giải pháp hạn