Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ được Đảng và Nhà nước quan tâm như hiện nay. Trên cơ sở Luật GTĐB năm 2001, các văn bản QPPL, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn thực hiện công tác QLNN về GTĐB. Các văn bản chủ yếu:
- Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ Quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB;
- Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2005 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 186/2004/NĐ-CP, Quyết định 1856/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt;
- Ngày 09 tháng 7 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 973/CP-CĐ về các biện pháp giải quyết công tác giải phóng mặt bằng, giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, tăng cường công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ;
- Chỉ thị số 40/2004/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường Hồ Chí Minh.
Ngày 29 tháng 10 năm 2001 Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quyết định số 5952/GTVT về việc sử dụng hành lang an toàn đường bộ và mở đường ngang đấu nối với quốc lộ; Cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành
Quyết định số 56/QĐ-ĐBVN ngày 08 tháng 01 năm 2001 về việc ban hành quy định về công tác quản lý và bảo vệ hành lang công trình giao thông trong đó đã nhấn mạnh việc quản lý và bảo vệ hành lang công trình GTĐB là các đơn vị quản lý công trình GTĐB thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, hoặc Sở Giao thông Vận tải, Sở giao thông công chính quản lý các tuyến quốc lộ được Bộ Giao thông Vận tải ủy quyền. Các tổ chức thanh tra GTĐB (Thanh tra giao thông vận tải khu quản lý đường bộ, Sở Giao thông Vận tải, giao thông công chính); chỉ rõ nhiệm vụ của các đơn vị trong công tác quản lý và bảo vệ hành lang công trình GTĐB và trình tự giải quyết vi phạm hành lang công trình GTĐB; thông báo số 380/TB-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2004 của Bộ GTVT về thông báo tình hình vi phạm hành lang trên các tuyến quốc lộ, các biện pháp giải quyết; Quyết định số 38/2004/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Bộ Giao thông Vận tải quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức cá nhân vi phạm trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB. Bên cạnh đó Bộ Giao thông vận chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Cục cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý bảo vệ công trình giao thông bằng quy chế phối hợp 1393/QC-LN ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phối hợp giữa Cục Đường bộ Việt Nam và Cục cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội trong công tác đảm bảo trật tự ATGT, bảo vệ công trình giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
Luật GTĐB sửa đổi số 23/2008/QH12 có hiệu lực là căn cứ pháp lý vững chắc cho các đơn vị chức năng có thẩm quyền quản lý về giao thông vận tải, trong đó có quy định Chính phủ thống nhất QLNN về GTĐB. Luật GTĐB đã quy định về hành lang bảo vệ công trình GTĐB là phạm vi hai bên, phía bên trên không và phía dưới mặt đất của công trình GTĐB nhằm đảm bảo sự bền vững của công trình và an toàn cho hoạt động giao thông vận tải cũng như thuận lợi cho việc nâng cấp, cải tạo và quản lý khai thác đường bộ.
Ngoài ra Luật GTĐB năm 2008 còn quy định trách nhiệm phạm vi quyền hạn của Bộ công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải trong việc thực hiện QLNN về giao thông vận tải. UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện QLNN về GTĐB và có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, ATGTĐB, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB trong phạm vi địa phương.
Ngày 24 tháng 02 năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về bảo vệ công trình giao thông đối với công trình GTĐB, tất cả mọi tổ chức cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia hoạt động trên hệ thống GTĐB Việt Nam phải có trách nhiệm bảo vệ. Việc sử dụng, khai thác và xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải được bảo đảm giao thông thông suốt, trật tự an toàn và không được ảnh hưởng tới sự bền vững của công trình đường bộ.
Với việc nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo vệ hành lang an toàn đường bộ đối với việc bảo vệ kết cầu hạ tầng GTĐB, kiềm chế tai nạn, chống ùn tắc giao thông, UBND tỉnh Thanh Hóa đã sự chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác quản lý hành lang đường bộ trên toàn tỉnh với hệ thống văn bản:
1, Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh, mục tiêu, giải pháp, các giai đoạn thực hiện, kinh phí thực hiện, phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện;
2, Quyết định số 1247/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, Tổ công tác liên ngành cấp huyện để thực hiện công tác lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh;
3, Văn bản số 662/GTVT-QLGT ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa hướng dẫn việc kiểm tra, xác định những công trình nằm trong hành lang ATGTĐB;
4, Kế hoạch liên ngành số 674/TCTLN ngày 12 tháng 6 tháng 2008 giữa Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa và Công an tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 751/QĐ-UBND, Quyết định số 1247/QĐ-UBND;
5, Quyết định số 1445/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ, giải tỏa và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ các đoạn tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 45, quốc lộ 10 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
6, Quyết định số 717/QĐ-SGTVT ngày 30/8/2010 của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa về việc giao nhiệm vụ lập hồ sơ rà soát, thống kê và dự toán chi tiết công tác giải tỏa hành lang ATGTĐB (giai đoạn 2) trên tuyến Quốc lộ 217(Km0 -Km194) và QL47 (Km31 - Km61).
Đối với các quốc lộ 1A, 45, 47, 10, 217, 15, đến tháng 12 năm 2010 số lượng nhà dân, công trình dịch vụ xăng dầu, mở đường ngang đấu nối vào các quốc lộ với số lượng rất lớn, được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng nhà dân, công trình dịch vụ xăng dầu, mở đƣờng ngang đấu nối vào các quốc lộ 1A, 45, 47, 10, 217, 15
đến tháng 12 năm 2010 TT Tên đƣờng Tổng số Nhà ở (hộ) Dịch vụ xăng, dầu (dịch vụ) Mở đƣờng ngang đấu nối vào quốc lộ (đƣờng)
1 Quốc lộ 1A 1.066 875 18 173 2 Quốc lộ 45 1.905 1.684 25 196 3 Quốc lộ 10 1.064 1.022 07 35 4 Quốc lộ 47 761 486 19 256 5 Quốc lộ 15 1.002 935 0 67 6 Quốc lộ 217 1.195 894 08 293 Cộng 6.993 5.896 77 1.020
Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa.
Với tuyến đường Hồ Chí Minh, là tuyến đường quan trọng. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giao thông Vận tải đã thực hiện kế hoạch kiểm tra, xác định và giải tỏa những vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ trên các tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh. Tổng số công trình nằm trong hành lang ATGT đường Hồ Chí Minh theo thống kê đến tháng 12 năm 2010:
Bảng 2.2: Thống kê số công trình nằm trong hành lang ATGT đƣờng Hồ Chí Minh đến tháng 12 năm 2010
TT Tên huyện Tổng số công trình Ghi chú
1 Huyện Cẩm Thủy 757 hộ Km 109 Km 126
2 Huyện Thạch Thành 69 hộ Từ Km 106 Km 109
3 Huyện Thường Xuân 348 hộ Từ Km 167+435 Km 178+380
4 Huyện Thọ Xuân 239 hộ Từ Km 162 Km 167+435
5 Huyện Ngọc Lặc 545 hộ Từ Km 126 Km 153 +335
6 Huyện Như Xuân 695 hộ Từ Km 178+438 Km 225+00
Tổng cộng: 2.414 hộ
Nguồn: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa.
Đối với tuyến đường này, Sở Giao thông Vận tải đã nghiệm thu, bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng. Đến tháng 12 năm 2010 đã bàn giao cọc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới cho 06 huyện; huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Thường Xuân, Như Xuân.
Từ bảng tổng hợp thấy rằng tình trạng vi phạm hành lang ATGTĐB ngày càng phức tạp. Những hành vi vi phạm phổ biến như lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình nhà ở, lều quán, xây dựng các khu công nghiệp, dân dư, khu kinh tế, dịch vụ bám dọc tuyến đường bộ đấu nối trực tiếp vào quốc lộ. Vấn đề đặt ra là tại sao một tỉnh có đời sống nhân dân không mấy khó khăn, trình độ dân trí khá cao nhưng lại xảy ra nhiều vi phạm như vậy.
Đây có phải là do Luật pháp chưa quy định cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, chế tài xử lý vi phạm còn nhẹ, công tác QLNN về bảo vệ và lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ còn buông lỏng hay do ý thức chấp hành pháp luật nhân dân? Như vậy phải đánh giá đầy đủ tính chất và mức độ của hành vi vi phạm và công tác xử lý của cơ quan có thẩm quyền là một phần quan trọng góp phần giữ gìn trật tự hành lang an toàn đường bộ.
Bên cạnh những vi phạm điển hình mang tính ổn định nói trên, còn có những vi phạm về hành lang an toàn đường bộ khác mang tính thời vụ, không liên tục, nhưng hậu quả của việc vi phạm này lại ảnh hưởng đến ATGT vô cùng lớn. Thanh Hóa là tỉnh có nền nông nghiệp tương đối phát triển, với đàn gia súc lớn. Với truyền thống canh tác nông nghiệp còn tương đối lạc hậu, hành lang các tuyến đường giao thông luôn là những nơi phơi phóng sản phẩm nông nghiệp hàng năm của bàn con nhân dân, thêm vào đó là việc chăn nuôi gia súc thả dông, vì vậy luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT cho bất kỳ phương tiện nào. Các tuyến đường thường xảy ra hiện tượng vi phạm trên thường là các tuyến quốc lộ 45, 10, 217, 47, 15 và các tuyến đường tỉnh. Vậy tại sao đối với những hành vi vi phạm pháp luật GTĐB nghiêm trọng như vậy lại là những hành vi khó xử lý. Đối với cơ quan chức năng, ngay cả chính quyền địa phương có thẩm quyền thì việc xử lý những hành vi vi phạm GTĐB trên là không hề dễ dàng.