TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI, QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 94)

KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI XE CƠ GIỚI, QUẢN LÝ PHƢƠNG TIỆN XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH THI CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Để đảm bảo an toàn trong lĩnh vực GTĐB, việc quản lý và kiểm tra phương tiện xe cơ giới là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc lập kế hoạch, chương trình cho lực lượng cảnh sát (chủ yếu là lực lượng Cảnh sát giao thông), Thanh tra giao thông vận tải, UBND cấp huyện, xã trong tỉnh Thanh Hóa nhằm kiểm soát tình hình vi phạm pháp luật GTĐB. Thông qua các số liệu về sự thay đổi của phương tiện cơ giới và các loại phương tiện khác, giúp cho các cơ quan QLNN xây dựng chương trình kế hoạch đồng thời có sự chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực GTĐB. Trong đó có việc nắm vững số lượng, chủng loại phương tiện giao thông, nhất là những phương tiện không phù hợp với tình hình đường bộ và hoạt động giao thông trong tỉnh. Trong những năm tới, để nâng cao chất lượng an toàn phương tiện GTĐB các đơn vị chức năng trong tỉnh phải thực hiện tốt một số nội dung:

- Tổ chức tổng kiểm tra phương tiện cơ giới. Các Trung tâm đăng kiểm phương tiện xe cơ giới đường bộ của tỉnh Thanh Hóa cần phải tham mưu cho Sở Giao thông Vận tải phối hợp với lực lượng Cảnh sát GTĐB tiến

hành kiểm tra về chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện xe cơ giới. Trong đó đặc biệt chú ý đến hình thức kiểm định. Trước thực trạng phương tiện xe cơ giới lưu hành như hiện nay vẫn còn diễn ra hiện tượng chủ phương tiện, người lái xe không duy trì được tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm định, do đó các đơn vị cần lập kế hoạch tiến hành kiểm định lưu động trên các tuyến đường trọng điểm như tuyến quốc lộ 45, 47, 217, 15, 10, các tuyến đường tỉnh, đường đô thị, các bến xe. Thu dứt điểm sổ chứng nhận kiểm định khi xe đến kiểm định lần cuối; dán tem kiểm định có dấu hiệu đặc biệt báo hiệu cho chủ xe, lái xe, các cơ quan kiểm soát biết rằng xe đó sắp hết niên hạn sử dụng; xây dựng các chương trình cảnh báo từ chối kiểm định đối với danh sách xe hết niên hạn.

Cùng với việc kiểm tra lưu động của các đơn vị, các Trung tâm đăng kiểm phương tiện xe cơ giới đường bộ phải ứng dụng tin học vào hoạt động quản lý phương tiện, tổng hợp các xe hết lưu hành, cập nhật họ và tên, quê quán chủ xe, biển số xe và đăng tải trên trang Wetsite chính thức của Trung tâm để các cơ quan hữu quan nắm được số liệu, từ đó xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, xử lý và thu hồi xe hết hạn lưu hành.

- Quản lý chặt chẽ hơn phương tiện. Trong đó phải quản lý tốt các loại phương tiện đang lưu hành, phương tiện GTĐB được đăng ký mới hàng năm và số lượng phương tiện chuyển ra ngoài tỉnh, phương tiện chuyển từ tỉnh ngoài vào lưu hành và đăng kiểm tại Thanh Hóa.

- Hạn chế và tiến tới không cho các loại phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của phương tiện cơ giới đường bộ tham gia GTĐB. Đặc biệt lưu ý đến các địa phương có làng nghề truyền thống về đá vôi, granit;

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô

chở hàng và xe ô tô chở người, Thông tư 21/2010/TT-BGTVT ngày 10 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người.

Đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là những chủ thể có vai trò chính trong việc tham gia đảm bảo trật tự ATGT, hạn chế TNGTĐB. Do vậy, đối với họ cần quan tâm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, giáo dục nâng cao đạo đức cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Do vậy về phía cơ quan chuyên môn là Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa, cần tham mưu cho UBND tỉnh đồng thời trong phạm vi chức năng cần quan tâm chỉ đạo một số những nội dung sau:

- Các trường, trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe đã được cấp phép trên toàn tỉnh phải nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào khâu sát hạch. Cho phép xây dựng các trung tâm đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe tập trung, có đủ tình huống giao thông cần thiết, lắp đặt các thiết bị tự động đánh giá kết quả sát hạch thay cho đánh giá trực quan của con người.

- Đối với Sở Giao thông Vận tải cần tham mưu cho UBND tỉnh có quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo lái xe theo hướng mỗi pháp nhân chỉ có một điểm đào tạo tại một địa phương, liên kết các cơ sở đào tạo nhỏ thành cơ sở đào tạo lớn. Đào tào lái xe các hạng: D, E, FB2, FC, ED, FE là các ô tô khi tham gia giao thông, tính nguy hiểm là rất cao, vì vậy cần tập trung về các trường lái xe chính quy được phân theo từng vùng như trường Trung cấp nghề giao thông vận tải thuộc Sở Giao thông Vận tải.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về chương trình, thời gian đào tạo của Bộ Giao thông Vận tải, đồng thời coi trọng việc đào tạo đội ngũ giáo

viên, sát hạch viên có đủ trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức ở tất cả các cơ sở, trường đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 94)