XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VÀ PHÁP LUẬT TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 88)

BỘ VÀ PHÁP LUẬT TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC CÓ LIÊN QUAN

Trong những năm qua, pháp luật GTĐB chưa được xây dựng một cách hoàn chỉnh. Luật GTĐB năm 2001, sau đó là Luật GTĐB năm 2008 ra đời. Tuy vậy, từ khi Luật GTĐB năm 2008 có hiệu lực vẫn còn phải làm rất nhiều việc để cụ thể hóa Luật. Trong đó để triển khai được Luật GTĐB năm 2008 phải cần đến 48 văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành (10 nghị định của Chính phủ, 32 thông tư của Bộ trưởng và sáu văn bản do UBND cấp tỉnh ban hành), đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan QLNN liên quan.

Hiện nay và trong những năm tới, trên cơ sở Luật GTĐB năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì các ngành hữu quan cần rà soát lại toàn bộ các văn bản QPPL GTĐB và các văn bản QPPL ở các lĩnh vực khác có liên quan đến GTĐB để bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ những văn bản không còn hiệu lực, ban hành những văn bản QPPL mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Luật GTĐB thực hiện một cách tốt nhất. Có thể thấy rằng hiện nay khung pháp luật GTĐB đã bao quát được trên các vấn đề như quy tắc GTĐB; kết cấu hạ tầng GTĐB; phương tiện tham gia GTĐB; người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB; vận tải đường bộ; QLNN về GTĐB. Tuy nhiên, những văn bản QPPL GTĐB đã và đang được nghiên cứu xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới là:

- Quy định về quản lý phương tiện vận tải, phân cấp quản lý, trách nhiệm trong kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ và bảo vệ môi trường;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chế tạo mới, thử nghiệm xe ô tô theo tiêu chuẩn ISO; tiêu chuẩn kỹ thuật đối với xe máy chuyên dùng;

- Quy định chế độ sử dụng và thời gian lao động của người lái xe; tiêu chuẩn sức khỏe và tâm lý người lái ô tô;

- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn mở trường đào tạo lái xe;

- Xây dựng tiêu chuẩn Trung tâm đăng kiểm phương tiện người lái, cấp giấy phép lái xe tập trung;

- Quy định về thủ tục đăng ký cấp và thu hồi biển số phương tiện tham gia GTĐB;

- Quy định về thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái xe; - Quy định về kiểm toán ATGT cho các công trình nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới công trình giao thông;

- Quy trình đảm bảo ATGT trong thi công;

- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB;

- Tăng thẩm quyền cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải.

Ngoài ra, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về hành lang an toàn đường bộ, về đường ngang qua đường sắt, về tăng cường quản lý giao thông công cộng, về tổ chức giao thông; vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã; kinh phí đảm bảo ATGTĐB lâu dài.

Mặt khác, trong định hướng sửa đổi pháp luật GTĐB trong những năm tới nên chú trọng đến vấn đề hợp tác quốc tế như chuyển giao công nghệ

trong sản xuất, lắp ráp phương tiện GTĐB; đào tạo đội ngũ nhân viên hướng dẫn, cưỡng chế giao thông… Trong tiến trình hội nhập phát triển chung của đất nước, GTĐB là nhịp cầu nối đầu tiên để các huyện, thị xã, thành phố hay các xã, phường, thị trấn trong địa bàn tỉnh thanh Hóa cũng như với các tỉnh khác trong cả nước hay các doanh nghiệp của nước ngoài hòa nhập, kết nối cùng phát triển. Việc đảm bảo trật tự ATGTĐB trong thế kỷ mới không còn là vấn đề của riêng địa phương mà là vấn đề của toàn xã hội. Hậu quả của việc mất trật tự ATGTĐB như TNGTĐB, ùn tắc GTĐB, ô nhiễm môi trường… đang trở thành hiểm họa của mỗi địa phương, mỗi tỉnh thành và cả nước ta.

Trong những năm tới, cần nghiên cứu tách hệ thống quy tắc GTĐB trong Luật GTĐB năm 2008 thành một luật riêng. Bởi vì, quy tắc GTĐB là hệ thống các điều luật quy định trạng thái hoạt động, cách thức xử sự của các đối tượng tham gia hoạt động giao thông trên đường bộ, nhằm đảm bảo an toàn, nó là xương sống của pháp luật GTĐB. Vì vậy, hệ thống các quy tắc GTĐB cần được định hướng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và tách rời khỏi Luật GTĐB thành một Luật mới với tên gọi Luật Quy tắc GTĐB.

Đối với việc lấy ý kiến xây dựng văn bản pháp luật của nhân dân, các cơ quan chức năng trong toàn tỉnh Thanh Hóa cần làm tốt công tác tổ chức, hướng dẫn nhân dân đóng góp ý kiến góp phần bổ sung, hoàn thiện pháp luật GTĐB. Pháp luật GTĐB có liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân, liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc ban hành pháp luật GTĐB cần phải có sự đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân thì hiệu quả của pháp luật GTĐB mới có thể dễ dàng thực thi và đi vào đời sống xã hội.

Một vấn đề đặt ra nữa khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB là phải đảm bảo được tính đồng bộ. Bởi lẽ, để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB cần rất nhiều quy phạm đồng bộ của nhiều ngành luật như: Luật Hiến pháp (quy định tổ chức, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực GTĐB), Luật hành chính (phần lớn

các văn bản QPPL GTĐB thuộc Luật hành chính), Luật hình sự (quy định tội phạm và hình phạt trong lĩnh vực GTĐB), Luật đất đai (quy định quản lý đất dành cho đường bộ, công trình đường bộ)… Do đó, cùng với việc cụ thể hóa Luật GTĐB thì cần chú ý sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các QPPL có liên quan đến GTĐB ở các ngành luật khác nhau. Có như vậy mới phát huy được vai trò của pháp luật GTĐB trong hoạt động QLNN.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa (Trang 88)