CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG
Nhận thấy rõ rằng việc tiếp tục cách chính sách tiền lương hiện nay ở nước ta là vấn đề cấp bách. Điều cần phải làm là chúng ta phải xây dựng một khung chính sách tiền lương theo hướng thị trường, tăng cường tính linh hoạt của tiền lương và phân biệt rõ tiền lượng với chính sách xã hội. Khung chính sách tiền lương phải đảm bảo các nhu cầu sau đây:
- Đối với khu vực doanh nghiệp, tiền lương cần thực hiện theo quan hệ thị trường, không duy trì hệ thống thang bảng lương chung và chính sách lương như hiện nay.
- Đối với lao động hành chính, tiền lương phải trở thành thu nhập chính bảo đảm cho đời sống cán bộ, công chức ở mức trung bình khá của xã hội gắn tiền lương với chức danh, tiêu chuẩn của từng người.
- Đối với lao động trong các tổ chức sự nghiệp, việc cải cách tiền theo hướng huy động các nguồn lực xã hội để trả lương, gắn việc trả lương đối với chất lượng dịch vụ đáp ứng.
- Các khoản chi cho những người nghỉ hưu trí, người hưởng BHXH… không được coi là khoản lương, không tính vào quỹ lương.
- Cuối cùng Nhà nước cần điều tiết mức tiền lương thông qua chính sách thuế thu nhập hợp lý.
Do vậy, cần nhanh chóng thực hiện các nhóm giải pháp chung sau đây:
+ Các cơ quan chức năng sớm nghiên cứu các luận cứ và xây dựng đề án cải cách tiền lương gia đoạn 2001 - 2010. Trong đó đặc biệt lưu ý tới những mối quan hệ vĩ môi của tiền lương với các bấn đề lao động việc làm, thất nghiệp, lạm phát, thu nhập của các nhóm dân cư giữa các vùng trong nước.
+ Kết hợp chặt chẽ việc cải cách tiền lương với cải cách hành chính tinh giảm biên chếm cải cách DNNN, sửa đổi bộ Luật lao động, xây dựng luật BHXH và các vấn đề quản lý khác.
+ Tăng cường áp dụng các công cụ, đòn bẩy kinh tế, giản các biện pháp quản lý hành chính gián tiếp. Tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi cho thị trường lao động, các hoạt động hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cũng như sớm ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp.