GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THU NHẬP NGOÀI LƯƠNG

Một phần của tài liệu Động lực lao đông và công tác tạo động lực trong lao động (Trang 32 - 33)

1. Phải lấy cơ quan đơn vị làm chủ thể quản lý, trên cơ sở đẩy mạnh

trao quyền chủ động về việc tổ chức công việc, quản lý sử dụng biên chế lao động và về sử dụng tổng thể các nguồn lực trong đơn vị để phát triển hoạt động, trả lương cho người lao động.

Giải pháp này đặt ra việc cho pháp đơn vị phát tiền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật để tạo nguồn trả lương cao cho người lao động trong đơn vị. Về chế độ tiền lương, một mặt Nhà nước thực hiện lộ trình cải cách theo hướng nâng dần và tính đủ hơn tiền lương ( về cả mức lương tối thiểu và về cả quan hệ tiền lương) đồng thời cho phép đơn vị được áp dụng hệ số điều chỉnh tiền lương. Trên tự bảo đảm đơn vị có trách nhiệm quản lý toàn diện các nguồn thu nhập và thực hiện phân phôí trả lương cho người lao động theo các quy định trên. Chấm dứt việc trả thu nhập ngoài lương. Việc trao quyền chủ động về tài chính cho các đơn vị trên cơ sở phân loại khả năng bảo đảm để có chính sách khuyến khích về tiền lương hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường quản lý các nguồn thu và thu nhập ngoài lương.

2. Xúc tiến ra soát và hợp pháp các nguồn thu nhập hợp lệ mà cơ

quan, đơn vị được phép thực hiện, đồng thời nghiêm cấm các khoảng thu nhập hợp lệ, lập lại trật tự phát triển, tạo nguồn thu trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước.

Đây là một công việc hết sức cần thiết, một mặt tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan đơn vị phát triển hoạt động tạo nguồn thu nhập hợp lý trả lương cao cho người lao động, một mặt khắc lập lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động thu tiền, trong lành mạnh hoá và quản lý tài chính của từng cơ quan đơn vị.

Vừa quan, việc công bố và triển khai có kết quả pháp lệnh phí và lệ phí hầu hết các nguồn thu nhập từ phí, lệ phí đã được ra soát quản lý vấn đề đặt ra là phải tăng cường kiểm tra kiểm soát để không tái phát tình trạng

lạm dụng trong thu phí, lệ phí cũng như tình trạng buông lõng quản lý đối với các khoản thu không được phép như nói trên.

3. Áp dụng đồng bộ hệ thống các công cụ quản lý khác như:

- Xây dựng chế độ quản lý chi tiêu tiền mặt theo nguyên tắc đề cao thanh toán không dùng tiền mặt, quy định mức tiền mặt của đơn vị, giới hạn mức thu, mức chi bằng tiền mặt. Tiến tới việc trả lương thông qua tài khoản ngân hàng.

- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ hạch toán thu chi trong các đơn vị, thực hiện kiểm toán bắt buộc hoạt động tài chính, đặc biệt là phân phối tiền lương tiền thưởng và thu nhập khác của đơn bị. Trên cơ sở nghiên cứu trình quốc hội sớm ban hành Luật thu nhập cá nhân cho pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao hiện nay.

- Đẩy nhanh cải cách hành chính, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, về chống tham nhũng, về chế độ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan đơn vị trong quản lý tiền lương thu nhập cuả đơn vị.

-> Thu nhập ngoài lương và quản lý thu nhập ngoài lương là một trong những vấn đề hết sức búc xúc hiện nay. Cải cách tiền lương, một mặt tạo điều kiện để lương hoá thu nhập ngoài lương, một mặt đòi hỏi phải quản lý chặt chẻ thu nhập ngoài lượng đảm bảo nguồn thu nhập cho cải cách tiền lương.

Một phần của tài liệu Động lực lao đông và công tác tạo động lực trong lao động (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w