Phân loại máy in offset

Một phần của tài liệu so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật , xác định sản lượng in tối ưu giữa máy in offset tờ rơi và máy in offset cuộn (Trang 26 - 48)

Theo số lượng mặt in cho một lượt in. Người ta chia thành máy in một mặt và máy in hai mặt (máy in trở).

Theo nguyên tắc cấu tạo bộ phận in người ta chia thành máy in có kết cấu kiểu 3 ống, 4 ống, máy in offset dạng hành tinh.

Bộ phận in 3 lô In cuộn In tờ rời 1 màu 1 mặt Bộ phận in hành tinh Bộ phận in 5 lô 2 măt Nhiều màu Các loại máy in offset

Trong thực tế theo hình thức cấp giấy mà chia thành hai loại: máy in offset tờ rời và máy in offset giấy cuộn.

- Máy in offset tờ rời, in được giấy có khuôn khổ và định lượng khác nhau. Việc gia công tờ in được tiến hành ở các công đoạn gia công sau in.

- Đối với máy in offset giấy cuộn: băng giấy được tở ra từ cuộn giấy đi qua bộ phận dẫn giấy dàn phẳng và bộ phận ổn định sức căng vào các bộ phận in của máy. Sau đó được gấp, cắt, xộn…thành tay sách và chuyển ra ngoài

Ở máy in offset giấy cuộn , băng giấy tở ra từ cuộn giấy được chuyển đến các đơn vị in. So với máy in offset tờ rời thì ống in của máy in offset không có hệ thống nhíp bắt . Băng giấy in xong được sấy khô sau đó được gia công gấp, cắt, khâu, đếm, đóng gói. Tất cả được thực hiện trên máy in. Băng giấy sau khi in ra cũng có thể được cắt thành tờ rời, có thể vừa gấp, vừa cắt thành những tờ có kích thước xác định và chuyển nó đến bàn đựng thành phẩm.

II.1. MÁY IN OFFSET TỜ RỜI.

Máy in offset tờ rời là máy in dùng để in các tờ giấy đã được cắt xén theo một khuôn khổ xác định. Máy in offset tờ rời hiện đại ngày nay có thể đạt tới năng suất in trên 12.000 tờ/giờ.

Xu hướng lựa chọn để sử dụng máy in hiện nay là chọn mỏy cú thời gian chuẩn bị in ngắn nhất, quá trình in được trang bị bằng các thiết bị tự điều chỉnh và điều khiển tự động hóa cao

Những khó khăn đáng kể trước đây của máy in offset nhiều màu khi in ướt – trên – ướt là do chất làm ẩm, mực in, bản in, tấm cao su và vật liệu in chưa đáp ứng được với những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao. Nhưng hiện nay những khó khăn nêu trên về cơ bản đã được khắc phục. Khuynh hướng chung là tối ưu hóa quá trình in, bằng cách sử dụng những hệ thống điều khiển, hiệu chỉnh tự động bằng kỹ thuật số.

(Sơ đồ của máy in offset tờ rời 4 màu)

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy in offset tờ rời:

Tờ giấy được bộ phận tự động vào giấy đưa vào mỏy, chỳng chuyển động trên bàn đặt giấy vào bàn nghiêng, sau đó chúng được vỗ thẳng mép trước bằng tay kê đầu và mép bên bằng tay kờ nỏch. Sau khi vố thẳng , chúng được hàng nhíp trao kẹp chặt mép trước chuyền gia tốc cho chúng đạt một vận tốc bằng với vận tốc vòng của các ống ở bộ phận in( ống bản, ống cao su, ống in). Sau đó tờ giấy được trao cho hàng nhíp của ống chuyền hoặc hàng nhíp của ống in, sau khi in xong chuyển giấy cho nhíp bắt của guồng ra giấy và đặt lên bàn thu nhận sản phẩm. Đó là những bộ phận cơ bản mà tờ giấy phải đi qua trong quá trình in.Khi thiết kế các mẫu máy cụ thể có thể có nhiều cách phối hợp các bộ phận với nhau. Đối với một số máy cỡ nhỏ ( khổ nhỏ), giấy được đưa trực tiếp vào ống in mà không cần phải đi qua hàng nhíp trao của ống chuyền .

Thông thường máy in nhiều màu là sự kết nối vài cụm in một màu lại với nhau. Sự chuyển giao tờ in từ cụm in này sang cụm in khác được thực hiện bằng hệ thống chuyển giao tờ in riêng biệt, sự chuyển giao này có thể chia ra làm hai nhúm chớnh:

- chuyển giấy bằng các ống chuyển tiếp.

- Chuyển giấy bằng xích guồng.

Ống chuyển giấy có thể có một hoặc vài hệ thống nhíp kẹp. Cỏc nhớp kẹp nằm dọc theo đường sinh của ống chuyển giấy và kẹp lấy mép trước của

tờ giấy. Khi tới ống in của cụm in đầu tiên, nhíp kẹp tiếp nhận tờ giấy. Trong quá trình quay gián tiếp, cỏc nhớp kẹp sẽ đến vị trí tiếp xúc với ống in hoặc ống chuyển giấy tiếp theo, mở ra và chuyển tờ in vào nhíp kẹp của ống này.

Nguyên lý hoạt động của guồng xích chuyển giấy là tờ giấy được vận chuyển bởi cỏc nhớp kẹp ở hai bên được liên kết với hai hàng xích của guồng chuyển giấy.

CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY IN OFFSET TỜ RỜI: 1. Bộ phận vào giấy:

Bộ phận này có chức năng cấp giấy (từng tờ một) vào bộ phận in của máy. Bộ phận vào giấy bao gồm: đầu bò, bàn vào giấy, cơ cấu vỗ giấy ( tay kê đầu, tay kờ nỏch), hàng nhíp trao và ống chuyển tiếp.

2. Bộ phận chuyền giấy.

Bộ phận này thường được sử dụng trong các máy in nhiều màu và có chức năng chuyển tờ giấy từ khối in này sang khối in khác của máy in.

3. Bộ phận in:

- Bộ phận này có chức năng thực hiện chuyển mực từ các phần tử in trên bản sang tấm cao su và từ tấm cao su sang bề mặt giấy in ( đi qua giữa ống cao su và ống ép in).

4. Bộ phận cấp mực và ẩm:

- Bộ phận làm ẩm để cấp và chà một lớp ẩm mỏng đều lờn cỏc phần tử không in.

- Bộ phận mực có chức năng cấp một lượng cần thiết dàn đánh lớp mực đó thành màng mỏng đều và chà lớp mực đú lờn cỏc phần tử in của bản.

5. Bộ phận ra giấy và thu hồi tờ in:

Thực hiện việc chuyển tờ giấy đã in xong từ bộ phận in ra và đặt chúng vào bàn nhận sản phẩm.

Trên đây là các bộ phận cơ bản của máy in offset tờ rời , tùy theo từng loại máy, khổ máy mà có cấu tạo cụ thể, không nhất thiết phải có đầy đủ các bộ phận như trên. Ngoài ra các máy in còn có thể có các thiết bị phô trợ khác tùy theo cấu tạo chức năng của từng máy.

II.1.1. BỘ PHẬN VÀO GIẤY TỰ ĐỘNG.

Bộ phận vào giấy có chức năng cung cấp giấy ( mỗi một tờ giỏy cho mỗi chu kỳ làm việc của máy) vào cho hàng nhíp bắt của ống in. Khi in các sản phẩn nhiều màu trờn cỏc máy in tờ rời mọt hoặc hai màu, tờ giấy sẽ phải đi qua máy vài lần. Khi đó độ chính xác từng màu của sản phẩm in sẽ phụ thuộc rất nhiều tới việc đưa giấy vào nhíp bắt của ống in .Bởi vậy yêu cầu cơ bản nhất của bộ phận vào giỏy là phải đảm bảo độ chính xác của hệ thống chuyển giấy. Độ chính xác của vị trí tờ giấy khi nó được trao cho nhíp bắt của ống in . Chất lượng của sản phẩm in nhiều màu phụ thuộc trước hết vào độ trùng khớp của các màu với nhau . Bởi vậy khi vận hành máy in offset để in các sản phẩm nhiều màu cần phải biết cách đánh giá độ chính xác đó.

Bộ phận đầu bò là đầu vào giấy. Đầu vào giấy có chức năng cấp giấy từ chồng giấy vào máy in theo kiểu từng tờ một cho mỗi chu kì làm việc của máy. Quá trình này cần thoả mãn một số điều kiện sau:

- Tờ giấy được đầu bò cấp vào máy phảI tới được tay kê đầu vào thời điểm xác định trong chu kỳ làm việc của máy.

- Khi tờ giấy tới được tay kê đầu, độ lệch của tờ giấy ( theo hướng chuyển động của tờ giấy) không được vượt quá 3- 4 mm.

- Mỗi chu kỳ làm việc của máy chỉ đưa vào một tờ giấy, khi không có giấy hoặc đưa giấy vào vượt quá số lượng (lớn hơn một tờ giấy – hiện tượng đúp giấy ). Bộ phận an toàn phải làm việc ngay và điều khiển cho mỏy cựng bộ phận đầu bò ngừng làm việc ( ngừng việc cấp giấy cho máy).

- Không được làm hỏng tờ giấy in và các phần tử in có sẵn ở trên giấy. - Có độ bền cao , có thể làm việc được liên tục trong thời gian dài.

Trong các máy in offset tờ rời hiện đại, người ta thường sử dụng loại đầu bò hoạt động dùng khí nén cấp giấy kiểu liên tục.

a.Cơ cấu vận chuyển giấy đến cụm tay kê đầu.

Sơ đồ cơ cấu bàn nghiêng xuống giấy.

1: Chồng giấy

2: Bàn nghiêng xuống giấy 3: Vòi hút tách và dẫn giấy 4: Con lăn nhận giấy

5: Bàn nghiêng

6: Dây băng chuyển giấy 7: Các con lăn đè giấy 8: Tay kê đầu

9: Tay kê nách 10: Chân vịt

11: Đĩa xích lên, xuống bàn giấy 12: Xích kéo bàn giấy

* CƠ CẤU BÀN NGHIấNG XUỐNG GIẤY.

Trên bàn nghiêng người ta lắp các dây băng trên đó có thể có cỏc viờn bi để tăng lực ma sát của tờ giấy trờn cỏc dây băng. Các con lăn bàn chải được đặt ở mép sau của tờ giấy và ngăn cấm sự dịch chuyển trở lại của tờ giấy khi đến tay kê đầu. Các con lăn cao su tỳ tờ giấy vào các dây băng. Ngoài ra cũn cú cỏc thanh để đè chặn và dẫn hướng tê giấy.

Khi làm việc ở cỏc mỏy mà tốc độ tờ giấy đến tay kê đầu không vượt quá 0,1 m/s, thì khoảng cách từ mép sau của tờ giấy đến con lăn ở thời điểm vỗ giấy cần thiết là 6mm. Khi tốc độ dẫn giấy 0,3- 0,4 m/s là 8-10 mm ở máy khổ nhỏ ( 56 x 70 cm) cần phải giảm 1-2 mm.

*CƠ CẤU VI SAI THAY ĐỔI VẬN TỐC CỦA DÂY BĂNG DẪN TỜ GIẤY KHI ĐẾN TAY Kấ ĐẦU

Điều này cần thiết là để khi tờ giấy tới gần cụm tay kê đầu nó sẽ chuyển động chậm dần tránh được va chạm quá lớn vào tay kê đầu làm hỏng (quăn ) mép trước của tờ giấy.

b. Cơ cấu bàn đỡ giấy.

Cơ cấu bàn đỡ chồng giấy thực hiện các chức năng sau:

- Tạo khả năng tăng tốc cho bàn đỡ giấy khi lên, xuống, khi nạp giấy hoặc lấy giấy ra trong khi máy hoạt động để tăng năng suất.

- Trong quá trình làm việc của đầu bò luôn giữ cho chồng giấy ở mức cố định, điều này rất quan trọng để cơ cấu tách giấy ở đầu bò làm việc ổn định.

c. Các cơ cấu vỗ giấy.

Các tờ giấy trước khi được đưa vào bộ phận in của máy nhất thiết phải được dỗ lại một cách cẩn thận với mục đích đảm bảo độ chính xác khi in, tức là đảm bảo vị trí chính xác của từng màu trên tờ in và đảm bảo độ trùng khớp các màu với nhau.

Thời gian tờ giấy ở cụm tay kê đầu cần thiết để triệt tiêu độ lệch của nó ( độ lệch theo hướng chuyển động) không ít hơn 0,05 – 0,1 giây, còn thời gian cần thiết cho cụm tay kờ nỏch cũng là 0,05 –0,1 giây.

- Tay kê đầu để vỗ mép trước của tờ giấy trược khi đưa vào in.

- Tay kờ nỏch để vỗ mộp bờn của tờ giấy sau khi đã vỗ mép trước ở tay kê đầu nó quyết định độ chính xác chồng màu của máy.

d. Cơ cấu nhíp trao.

Cơ cấu nhíp trao của mỏy dựng để cặp tờ giấy trên bàn vào giấy ( sau khi đã được vỗ), sau đó chuyền cho nó một gia tốc để có vận tốc bằng vận tốc của máy và trao nó cho hang nhíp của ống chuyền hoặchàng nhíp của ống in.

Yêu cầu cơ bản của bộ phận nhíp trao là phải làm việc chính xác, không có độ sai lệch khi trao giấy vào hàng nhíp của ống trung gian hoặc ống in.

e. Ống trung gian ( ống chuyền).

Ống trung gian dùng để chuyển tờ giấy từ nhíp trao vào nhíp bắt của ống in và nú cũn có chức năng làm tăng nhanh quá trình giải phóng mép sau của tờ giấy khỏi bàn nghiêng.

f. Thiết bị liên động kiểm tra của hệ thống cấp giấy.

Trong quá trình hoạt động của bộ phận vào giấy có thể xẩy ra những hiện tượng sau:

- Giấy bị đúp.

- Không cấp giấy hoặc giấy được cấp không đúng thời điểm quy định trong chu kỳ làm việc của máy in.

- Giấy xuống bị lệch quá mức cho phép.

- Giấy cấp bị đúp ( hai tờ một lúc) hoặc nhiều hơn sẽ dẫn tới việc làm hỏng tấm cao su trên ống cao su của mỏy. Cũn nếu giấy không được cấp mà máy vẫn chạy thì mực in cú trờn ống cao su dính sang ống in, làm bẩn bề mặt của ống in và sẽ làm bẩn mặt sau của tờ giấy tiếp theo đó. Còn khi giấy xuống bị lệch thì tờ giấy chỉ được kẹp một phần mép trước của nó, nên khi vận chuyển có thể bị rơi hoặc đi

ngược lên hệ thống lô của bộ phận cấp mực, hoặc nó sẽ bị gấp lại và làm hỏng tấm cao su cũng như hệ thống nhíp bắt của hệ thống vận chuyển giấy.Vỡ võy, cỏc hiện tượng trên phải được phát hiện kịp thời, và để trỏnh cỏc hiện tượng đó gây ra cho máy người ta sử dụng các thiết bị kiểm tra và an toàn. Trong các trường hợp như vậy thiết bị kiểm tra phải đạt được những yêu cầu sau:

1. Ngắt hoạt động của đầu bò và nó ngừng ngay việc cấp giấy vào máy. 2. Khóa tay kê đầu và các tấm chắn ở vị trí trên để không cho phép tờ

giấy tiến lên phía trước. Trong một vài loại máy tờ giấy trên bàn giấy được giữ lại bằng hơi hỳt, hỳt chặt nó vào bàn.

3. Khúa nhíp bắt của bộ phận nhíp trao. Chúng không thể đóng lại ( như lúc kẹp giấy và không rời khỏi bàn xuống giấy ).

4. Tự động ngắt ép in - ống cao su tách khỏi ống bản và ống ép in. 5. Ngừng chà mực và nước lên bản in.

6. Chuyển tốc độ sang tốc độ quay chậm.

II.1.2.HỆ THỐNG CHUYỂN GIẤY.

Chức năng của hệ thống chuyển giấy để chuyển tờ giấy từ nhíp bắt của ống in này sang nhíp bắt của ống in khác của máy.

Mức độ trùng khớp các màu với nhau trên máy in nhiều màu chỉ phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống chuyển giấy từ khối màu này sang khối màu khác. Hệ thống chuyển giấy này thường sử dụng chuyển giấy bằng ốc và chuyển giấy bằng xích guồng.

Đường kính các ống chuyển giấy thường bằng hoặc gấp hai lần đường kính của ống bản. Tất cả các ống chuyển giấy truyền chuyển động bằng hệ thống các bánh răng.

Hệ thống chuyển giấy bằng xích guồng khép kín trờn xớch guồng lắp các bộ phận nhớp, cỏc bộ nhíp này theo thứ tự kẹp và chuyển tờ giấy từ ống in

của khối màu thứ nhất tới ống in của các cụm màu kế tiếp theo các thanh dẫn hướng.

II.1.3.BỘ PHẬN IN.

Bộ phận in có nhiệm vụ truyền chính xác hình ảnh mực từ khuôn in lên tấm cao su đàn hồi của ống offset và từ đó in lên mặt giấy khi có áp lực. Bộ phận in trong may in offset tờ rời hầu như được tạo bởi ba ống đó là : ống in, ống cao su và ống bản.

- Ống in: ống in của máy in offset tờ rời để nhận tờ giấy từ nhíp bắt của nhíp trao hoặc ống chuyền dẫn nó đi qua dưới sự ép in của ống offset và chuyển tờ giấy đến các cụm in kế tiếp, cuối cùng cho nhíp bắt trờn giỏ trượt của guồng ra giấy.Ống in hình trụ làm băng gang đúc, bề mặt gia công nhẵn và mạ bóng. Dọc theo ống có một hố lõm để lắp bộ phận nhíp bắt giấy.

- Ống bản: ống bản còng giống như ống cao su và ống in, bề mặt phẳng nhẵn, ở hai đầu có hai vành kiểm tra, các vành này để đặt áp lực cần thiết giữa các ống. Trong hố lõm của ống bản có lắp các cơ cấu để kẹp căng và điều chỉnh bản .

- Ống cao su ( ống offset ): trên ống offset dọc theo đường sinh có hố lõm để lắp cơ cấu kẹp và căng cao su. Ống offset được bọc bởi tấm cao su đàn hồi để nhận hình ảnh từ khuôn in và chuyển nú lờn giấy

Một phần của tài liệu so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật , xác định sản lượng in tối ưu giữa máy in offset tờ rơi và máy in offset cuộn (Trang 26 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w