Tỷ lệ trứng sát tắc

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp sát trùng và kích thích trứng trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà (Trang 35 - 71)

Trứng sát tắc là những trứng bị chết hoặc không nở ở bên trong máy nở. - Tỷ lệ trứng sát tắc/ trứng ấp:

Tỷ lệ trứng sát tắc/ trứng ấp (%) =

Tống số trứng sát tắc

x 100 Tổng số trứng ấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Tỷ lệ trứng sát tắc/ trứng có phôi: Tỷ lệ trứng sát tắc/ phôi (%) = Tống số trứng sát tắc x 100 Tổng số trứng có phôi 3.2.3.5. Kết quả ấp nở

Kết quả ấp nở là một chỉ tiêu phản ánh chế độ ấp nở, chất lượng, bảo quản cũng như ảnh hưởng của thuốc sát trùng đối với trứng. Kết quả ấp nở được xác định thông qua công thức sau:

Tỷ lệ trứng nở/ phôi (%) = Tống số trứng nở x 100 Tổng số trứng có phôi Tỷ lệ trứng nở/ trứng ấp (%) = Tống số trứng nở x 100 Tổng số trứng ấp

3.2.3.6. Sự sụt giảm khối lượng trứng qua các giai đoạn ấp

Trứng trước khi đưa vào thí nghiệm được đánh số và cân từng quả một và khối lượng trứng lần sau được xác lập cùng với thời điểm soi trứng. Cố định cân, người cân và cân toàn bộ trứng thí nghiệm bằng cân điện tử có độ chính xác tới 10- 4

g.

3.2.3.7. Thời gian ấp và năng lực nở

- Thời gian ấp nở được tính từ giờ ấp đầu tiên đến khi nở con gà cuối cùng (giờ). - Năng lực nở (thời gian nở) được tính từ khi nở con gia cầm đầu tiên đến khi nở con cuối cùng (giờ).

3.2.3.8. Khối lượng gà sau khi nở

Mỗi trứng được nở trong 1 ô riêng và gà con sau khi nở ra được cân từng con một bằng cân điện tử có độ chính xác tới 10-4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3.9. Tỷ lệ gà loại I

Gà con loại I là những gà có lông bông, hai mỏ khép khít, hai cánh áp sát vào thân, không hở rốn, mắt sáng, tinh nhanh, hai chân bóng và mập. Gà con sau khi nở ra được phân loại và tỷ lệ gà loại I được tính theo công thức:

Tỷ lệ gà loại I (%) = Tống số gà loại I x 100 Tổng số gà nở ra

3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (2002) [17] trên phần mềm SAS 4.1 và Microsoft Excell 2003 với các tham số:

Số trung bình: X .

Sai số của số trung bình: Hệ số biến dị: Cv ( %).

x

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tỷ lệ phôi của trứng thí nghiệm

Tỷ lệ phôi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng đàn gia cầm giống, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ấp nở. Tỷ lệ phôi cao sẽ dẫn đến tỷ lệ ấp nở cao và ngược lại. Kết quả theo dõi tỷ lệ phôi của trứng thí nghiệm được chúng tôi trình bày tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ phôi của trứng thí nghiệm (%)

Sát trùng Không kích thích Vitamin B12 + glucoza Vitamin B1, B2, B6 x m Xx m Xx m X  Oxy già 94,17a ± 0,48 93,89a ± 0,36 94,44a ± 0,66 Formol + thuốc tím 94,72a ± 0,48 93,61a ± 0,66 93,89a ± 0,49 Không sát trùng 93,61a ± 0,53 94,17a ± 0,65 95,00a ± 0,77

Ghi chú: Các số trung bình mang cái chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê

Số liệu bảng 4.1 cho thấy: Tỷ lệ phôi của trứng thí nghiệm tương đối cao, giữa các lô trứng thí nghiệm tỷ lệ phôi là tương đương nhau dao động từ 93,61 - 95,00 %. Sự chênh lệch về tỷ lệ phôi của các lô trứng được kích thích bằng vitamin B12 + glucoza, vitamin B1, B2, B6 so với các lô trứng không được kích thích là không đáng kể, không có ý nghĩa về mặt thống kê. Cũng qua số liệu bảng 4.1 cho thấy: Việc sát trùng trứng trước khi ấp bằng loại thuốc nào đi nữa hoặc không sát trùng thì cũng không ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi của trứng ấp. Điều này có thể nhận thấy thông qua số liệu về tỷ lệ phôi của trứng thí nghiệm được sát trùng bằng oxy già, bằng formol + thuốc tím và không sát trùng lần lượt dao động là: 93,89 - 94,44 %; 93,61 - 94,72 % và 93,61 - 95,00 %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi phân tích trên phần mềm SAS chúng tôi có thể khẳng định rằng tỷ lệ phôi của trứng thí nghiệm không bị ảnh hưởng bởi thuốc sát trùng (P > 0,05) và cũng không bị ảnh hưởng bởi các hỗn hợp chất kích thích trứng (P > 0,05).

4.2. Ảnh hƣởng của việc sát trùng và kích thích đến tỷ lệ chết phôi của trứng thí nghiệm

Tỷ lệ chết phôi là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến kết quả ấp nở của trứng gia cầm, tỷ lệ chết phôi cao sẽ làm kết quả ấp nở giảm và ngược lại. Tỷ lệ chết phôi trong khi ấp bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: Nhiệt độ, ẩm độ, thuốc sát trùng, chế độ đảo trứng… Trong thí nghiệm này, tất cả các lô đều ấp cùng 1 chế độ, cùng 1 máy, chỉ khác nhau về thuốc sát trùng và kích thích trứng. Kết quả theo dõi tỷ lệ chết phôi/ phôi của trứng gà thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.2.

Số liệu bảng 4.2 cho thấy: Tỷ lệ chết phôi cao nhất ở giai đoạn từ ngày ấp thứ 11 đến ngày ấp thứ 18, thấp nhất giai đoạn từ ngày ấp thứ 6 đến ngày ấp thứ 11.

Ở giai đoạn đầu tỷ lệ chết phôi cao nhất ở những lô trứng không sát trùng - không kích thích (3,38%), thấp nhất ở lô trứng được sát trùng bằng hỗn hợp formol + thuốc tím và kích thích bằng hỗn hợp vitamin B12 + glucoza (2,26%). Cũng ở giai đoạn 6 ngày đầu tỷ lệ chết phôi ở 3 lô trứng được sát trùng bằng oxy già, formol + thuốc tím, không sát trùng nhưng không được kích thích là cao nhất (2,66 - 3,38%), tiếp đến là những lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B1, B2, B6 (2,31 - 2,55%) và thấp nhất là 3 lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B12 + glucoza (2,26 - 2,54%). Theo chúng tôi tỷ lệ chết phôi ở giai đoạn này một phần do mới hình thành các cơ quan nên phôi dễ bị tổn thương, một phần do sự có mặt của vi sinh vật bám trên bề mặt trứng đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi.

Tỷ lệ chết phôi ở giai đoạn hai 7 - 11 ngày ấp diễn biến tương tự như giai đoạn đầu, tỷ lệ chết phôi cao nhất ở những lô trứng không được kích thích (1,65 - 2,02%), tiếp đến là những lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B1, B2,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

B6 (1,60 - 1,90%) và thấp nhất là 3 lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B12 + glucoza (1,43 - 1,65%).

Bảng 4.2. Tỷ lệ chết phôi của trứng thí nghiệm (%)

Sát trùng Thời điểm Không kích thích Vitamin B12 + glucoza Vitamin B1, B2, B6 x m Xx m Xx m X  Oxy già 1 - 6 2,66e ± 0,23 2,37h ± 0,27 2,42c ± 0,21 Formol + thuốc tím 1 - 6 2,71 f ± 0,20 2,26i ± 0,30 2,31d ± 0,22 Không sát trùng 1 - 6 3,38b ± 0,21 2,54a ± 0,27 2,55a ± 0,16 Oxy già 7 - 11 1,83d ± 0,15 1,48h ± 0,15 1,65c ± 0,15 Formol + thuốc tím 7 - 11 1,65 c ± 0,15 1,43i ± 0,14 1,60f ± 0,25 Không sát trùng 7 - 11 2,02a ± 0,16 1,65g ± 0,15 1,90b ± 0,20 Oxy già 12 - 18 4,08d ± 0,23 3,61h ± 0,27 3,77c ± 0,17 Formol + thuốc tím 12 - 18 3,94 e ± 0,27 3,50i ± 0,22 3,49i ± 0,20 Không sát trùng 12 - 18 4,21a ± 0,31 3,72g ± 0,23 3,85b ± 0,21 Oxy già 1 - 18 8,57e ± 0,27 7,46d ± 0,22 7,84f ± 0,17 Formol + thuốc tím 1 - 18 8,30c ± 0,20 7,19i ± 0,31 7,4h ± 0,15 Không sát trùng 1 - 18 9,61b ± 0,37 7,91g ± 0,27 8,30c ± 0,23

Ghi chú: Trong cùng giai đoạn các số trung bình mang các chữ cái giống nhau thì sự sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giai đoạn ấp từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 18 diễn biến tỷ lệ chết phôi tương tự như ở hai giai đoạn đầu, cao nhất ở 3 lô trứng không được kích thích, tiếp đến là 3 lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B1, B2, B6 và thấp nhất ở những lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B12 + glucoza, lần lượt tương ứng: (3,94 - 4,21%), (3,50 - 3,72%) và (3,49 - 3,85%). Sở dĩ tỷ lệ chết phôi tăng cao ở giai đoạn này vì có sự thay đổi về phương thức hô hấp của phôi.

Nhìn chung tỷ lệ chết phôi trong cả giai đoạn từ 1 - 18 ngày ấp của các lô trứng thí nghiệm khác nhau là khác nhau. Tỷ lệ chết phôi của các lô trứng được sát trùng bằng oxy già, bằng formol + thuốc tím và không sát trùng lần lượt tương ứng là: (7,46 - 8,57 %), (7,19 - 8,30 %) và (7,91 - 9,61 %). Tỷ lệ này của các lô trứng không được kích thích, kích thích bằng vitaim B12 + glucoza và kích thích bằng vitamin B1, B2, B6 lần lượt tương ứng là: (8,30 - 9,61 %), (7,19 - 7,91 %) và (7,40 - 8,30 %). Nhận thấy tỷ lệ chết phôi cao nhất ở lô trứng không được sát trùng và không được kích thích (9,61 %), thấp nhất ở lô trứng được sát trùng bằng formol + thuốc tím và được kích thích bằng vitaim B12 + glucoza (7,19 %).

Kết quả phân tích thống kê cho thấy ở các giai đoạn khác nhau các thuốc sát trùng trên không ảnh hưởng đến tỷ lệ chết phôi của trứng thí nghiệm. Qua đó cho thấy chúng ta có thể sử dụng một trong các loại thuốc sát trùng trên để sát trùng trứng trước khi bảo quản và ấp. Kết quả phân tích thống kê cũng chỉ ra rằng các chất kích thích giàu năng lượng và giàu hoạt tính sinh học có ảnh hưởng đến tỷ lệ chết phôi của trứng gà trong quá trình ấp. Tỷ lệ chết phôi của trứng thí nghiệm ở các lô được kích thích thấp hơn lô không được kích thích, điều đó cho thấy các chất kích thích này đã có tác dụng tốt đối với quá trình phát triển của phôi gà trong thời gian ấp.

Như vậy trong quá trình ấp trứng gia cầm đặc biệt là ấp trứng gà chúng ta nên sát trùng trứng bằng hỗn hợp formol + Thuốc tímvà kích thích trứng bằng hỗn hợp vitamin B12 + glucoza trước khi ấp để làm giảm tỷ lệ chết phôi trong quá trình ấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.3. Ảnh hƣởng của sát trùng và kích thích trứng đến tỷ lệ thối nổ trong quá trình ấp

Kết quả ấp nở của trứng gia cầm không những bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ chết phôi mà còn bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ thối nổ của trứng trong quá trình ấp. Tỷ lệ thối nổ là một thước đo đánh giá công tác vệ sinh, bảo quản trứng trước khi ấp. Kết quả theo dõi tỷ lệ trứng thối nổ của thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.3.

Số liệu bảng 4.3 cho thấy các lô trứng thí nghiệm khác nhau có tỷ lệ thối nổ khác nhau. Tỷ lệ thối nổ của các lô trứng thí nghiệm được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B12 + glucoza, được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B1, B2, B6 và không được kích thích lần lượt dao động là: 0,36 - 1,51 %, 0,4 - 1,34 % và 0,36 - 1,24 %. Kết quả phân tích thống kê trên phần mềm SAS cho thấy việc kích thích trứng bằng hỗn hợp vitamin B12 + glucoza, vitamin B1, B2, B6 hoặc không kích thích không ảnh hưởng đến tỷ lệ thối nổ của trứng trong quá trình ấp với giá trị P > 0,05.

Bảng 4.3. Tỷ lệ thối nổ của trứng thí nghiệm (%)

Sát trùng Không kích thích Vitamin B12 + Glucoza Vitamin B1, B2, B6 x m Xx m Xx m X  Oxy già 0,54cd ± 0,01 0,36cd ± 0,01 0,51c ± 0,01 Formol + Thuốc tím 0,36cd ± 0,01 0,36cd ± 0,18 0,40cd ± 0,09 Không sát trùng 1,24a ± 0,01 1,51b ± 0,28 1,34a ± 0,11

Ghi chú: Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Qua số liệu bảng 4.3 chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ thối nổ của các lô trứng thí nghiệm không được sát trùng dao động từ 1,24 - 1,51 % cao hơn hẳn so với các lô trứng được sát trùng bằng oxy già (dao động từ 0,36 - 0,54 %) và sát trùng bằng formol + thuốc tím(dao động từ 0,36 - 0,40 %). Sự cao hơn này là khá rõ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rệt về mặt thống kê với giá trị P < 0,05. Theo chúng tôi sở dĩ tỷ lệ thối nổ của các lô trứng không sát trùng cao là do sự có mặt của vi sinh vật, khi mới đẻ ra nếu trứng không được sát trùng các vi sinh vật có hại bám trên bề mặt vỏ trứng sẽ xâm nhập vào trong trứng qua lỗ khí và sinh khí gây thối nổ trong quá trình ấp. Khi so sánh 2 loại thuốc sát trùng oxy già và hỗn hợp formol + thuốc tím chúng tôi nhận thấy hai hỗn hợp thuốc sát trùng này có tác dụng như nhau trong việc làm giảm tỷ lệ thối nổ của trứng trong qua trình ấp. Vậy trong công tác ấp trứng gia cầm chúng ta phải sát trùng trứng trước khi ấp để làm giảm tỷ lệ thối nổ và tăng hiệu quả ấp nở.

4.4. Ảnh hƣởng của sát trùng và kích thích trứng đến kết quả ấp nở

Kết quả ấp nở là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của công tác ấp trứng gia cầm. Kết quả ấp nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tỷ lệ trứng có phôi, chế độ ấp…Vậy nó có phụ thuộc vào việc sát trùng và kích thích trứng trước khi ấp hay không? Kết quả nghiên cứu vấn đề này được chúng tôi thể hiện thông qua số liệu ghi tại bảng 4.4.

Số liệu bảng 4.4 cho thấy nếu xét theo hàng dọc tỷ lệ nở/ phôi cao nhất ở các lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B12 + glucoza dao động từ 84,51 - 88,61 % tiếp đến là các lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B1, B2, B6 dao động từ 84,19 - 87,64 % và thấp nhất là các lô trứng không được kích thích dao động từ 83,2 - 86,04 %. Qua số liệu bảng 4.4 nhận thấy: Tỷ lệ nở/ phôi của các lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B12 + glucoza cao hơn 2,84 - 3,83 % so với các lô trứng không được kích thích, còn tỷ lệ nở/ phôi của các lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B1, B2, B6 cao hơn 2,26 - 4,10 % so với các lô trứng không được kích thích. Sự khác nhau về tỷ lệ nở/ phôi của các lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B12 + glucoza và các lô trứng được kích thích bằng hỗn hợp vitamin B1, B2, B6 với các lô trứng không được kích thích là rõ rệt có ý nghĩa về mặt thống kế với giá trị P < 0,05. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.4. Tỷ lệ nở/ phôi của trứng thí nghiệm (%)

Sát trùng Không kích thích Vitamin B12 + glucoza Vitamin B1, B2, B6 x m Xx m Xx m X  Oxy già 85,46g ± 1,16 88,61b ± 1,47 86,08f ± 1,64 Formol + thuốc tím 86,04d ± 1,16 88,34a ± 2,33 87,64e ± 1,95 Không sát trùng 83,20h ± 0,76 84,51c ± 2,07 84,19i ± 1,78

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp sát trùng và kích thích trứng trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà (Trang 35 - 71)