Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp sát trùng và kích thích trứng trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà (Trang 27 - 29)

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở đã được rất nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm đến nhằm tìm ra một chế độ ấp nở thích hợp. Hàng loạt các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ ấp nở phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Di truyền, chăm sóc, nuôi dưõng, chế độ bảo quản, vệ sinh sát trùng trứng, chế độ ấp...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Lê Xuân Đồng và cs (1981) [4] cho biết: Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến tỷ lệ ấp nở là rất rõ rệt.

- Bảo quản ở nhiệt độ -1,1 0C tỷ lệ nở / tổng là 0,2 % và tỷ lệ nở/ phôi là 2,2 %. - Bảo quản ở nhiệt độ 4,4 0C tỷ lệ nở / tổng là 66,1 % và tỷ lệ nở/ phôi là 71,2 %. - Bảo quản ở nhiệt độ 10 0C tỷ lệ nở / tổng là 71,3 % và tỷ lệ nở/ phôi là 78,7 %. - Bảo quản ở nhiệt độ 15,5 0C tỷ lệ nở / tổng là 70,6 % và tỷ lệ nở/ phôi là 76,5 %. - Bảo quản ở nhiệt độ 21 0C tỷ lệ nở / tổng là 69,1 % và tỷ lệ nở/ phôi là 73,7 %.

Các tác giả còn cho biết ảnh hưởng của thời gian bảo quản trứng đến tỷ lệ ấp nở đối với trứng gà.

+ Trứng gà mới đẻ vào ấp: Tỷ lệ ấp nở đạt 87,3 %. + Trứng bảo quản 2 ngày: Tỷ lệ ấp nở đạt 84,7 %. + Trứng bảo quản 6 ngày: Tỷ lệ ấp nở đạt 80,4 %. + Trứng bảo quản 10 ngày: Tỷ lệ ấp nở đạt 79,9 %. + Trứng bảo quản 14 ngày: Tỷ lệ ấp nở đạt 70,1 %. + Trứng bảo quản 18 ngày: Tỷ lệ ấp nở đạt 41,3 %.

Nguyễn Văn Trọng, (1998) [19], nghiên cứu ảnh hưởng của việc xông khử trùng trứng vịt CV - Super M trước bảo quản 4 và 7 ngày bằng formol và thuốc tím.

Kết quả cho thấy:

+ Lô trứng được khử trùng: Tỷ lệ ấp nở/ tổng là 84,79 %. + Lô trứng không khử trùng: Tỷ lệ ấp nở/ tổng là 82,64 %. Chênh lệch giữa hai lô là 2,15 % với P < 0,05.

Tác giả Bùi Đức Lũng và cs (1996) [12] đã nghiên cứu và xác định khối lượng trứng thích hợp đem ấp tuỳ thuộc vào từng giống. Với trứng gà nói chung thì trứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giống đem ấp phải đảm bảo khối lượng 52 - 64 g, với trứng vịt Khakicampbell là 65 - 75 g sẽ co hiệu quả cao nhất ở cả hai giai đoạn ấp nở và chăn nuôi. Các tác giả đã thử nghiệm chiếu lên trứng bằng tia laze có bước sóng 628 cường độ 103 cm2

, thời gian chiếu 4 giây và khoảng cách từ nơi chiếu đến phôi là 40 cm. Kết quả đã làm tăng tỷ lệ nở, tăng tỷ lệ nở loại I lên 1 %, đồng thời có tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát triển của gà con.

Nguyễn Ân và cs (1977) [1], nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu tạo lý học và sinh hóa học của trứng gà Ri 11 tháng tuổi cho biết: Thành phần cấu tạo tỷ lệ phần trăm đối với khối lượng trứng như sau: Khối lượng trứng trung bình 43,95 g thì tỷ lệ lòng đỏ là 33,14 %, tỷ lệ lòng trắng là 59,89 %, tỷ lệ lòng trắng/ lòng đỏ là 1,66 %. Các tác giả cho rằng chỉ số lòng trắng và chỉ số lòng đỏ cao sẽ cho kết quả ấp nở tốt.

Trần Phùng và cs (1995) [15] nghiên cứu quy trình ấp nở trứng vịt Khaki Campbell cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ ấp khác nhau đến sự phát triển của phôi, thời gian và tỷ lệ nở của trứng vịt. Thí nghiệm với 3 mức nhiệt độ: Lô I (37,8 0

C; 37,5

0

C và 37,3 0C), lô II (37,5 0C; 37,3 0C và 37 0C), lô III (37,3 0C; 37,1 0C và 36,8 0C). Kết quả cho thấy tỷ lệ giảm khối lượng trứng sau 24 ngày ấp ở lô I là 12,84 %; lô II là 12,01 %; lô III là 10,02 %. Tỷ lệ nở/ tổng trứng có phôi là 73,7 % ở lô I; 88,14 % ở lô II và 86,67 % ở lô III. Tỷ lệ nở vịt con loại 1 lô I 91,54 %; lô II 96,49 % và ở lô III là 96,1 %.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp sát trùng và kích thích trứng trong thời gian bảo quản đến kết quả ấp nở của trứng gà (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)