Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà (Trang 34 - 36)

- Theo dõi tình trạng sức khoẻ đàn gà..

- Kiểm tra bệnh giun đũa với nội dung: Tuổi, mùa vụ, tỷ lệ và cường độ nhiễm.

* Phương pháp lấy mẫu phân

Lấy mẫu phân gà mới thải (vào buổi sáng sớm). Phân được để vào từng túi nilon nhỏ trong đó có ghi đầy đủ thông số cần thiết (thời gian, địa điểm, biểu hiện triệu chứng lâm sàng của gà nếu có).

* Phương pháp kiểm tra mẫu phân

Theo phương pháp phù nổi Fulleborn. - Mục đích: Tìm trứng giun đũa.

- Nguyên lý: Dựa vào tỷ trọng của nước muối bão hoà lớn hơn tỷ trọng của trứng giun đũa làm cho trứng giun đũa nổi lên trên bề mặt của dung dịch nước muối bão hoà.

- Cách pha nước muối bão hoà: Đun nước sôi, cho từ từ muối ăn (NaCl) vào, khuấy đều cho đến khi muối không tan được nữa (1 lít nước sôi khoảng 380g muối). Dùng bông hoặc vải màn lọc bỏ cặn sẽ thu được dung dịch muối bão hoà.

+ Cách tiến hành: Lấy mẫu phân cần kiểm tra cho vào một cốc thuỷ tinh có dung tích 100-150 ml. Sau đó đổ nước muối bão hoà vào (khoảng 40-50 ml), vừa đổ vừa dùng đũa thuỷ tinh nghiền nát phân trong dung dịch. Khuấy cho phân tan kỹ, sau đó lọc qua lưới thép để lọc bỏ cặn thô. Lấy dung dịch đó cho vào các lọ penicillin, đổ đến khi gần đầy miệng lọ, tránh làm tràn ra ngoài, rồi đặt phiến kính sạch lên lọ sao cho tiếp xúc với mặt dung dịch, để khoảng 30 phút thì lấy phiến kính ra soi dưới kính hiển vi quang học để tìm trứng giun đũa.

* Phương pháp đánh giá cường độ nhiễm giun đũa gà

Để đánh giá cường độ nhiễm giun đũa tôi tiến hành đếm số trứng trên một vi trường và được quy định như sau:

- Nếu trên vi trường có:

+ Nếu không có trứng giun đũa trong vi trường là âm tính (-) + 1 - 3 trứng: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ nhẹ (+)

+ 4 - 6 trứng: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ trung bình (++) + 7 - 8 trứng: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ nặng (+++) + > 9 trứng: Quy định cường độ nhiễm ở mức độ rất nặng (++++)

* Phương pháp theo dõi biểu hiện triệu chứng lâm sàng

Theo dõi triệu chứng chung của toàn đàn và từng con phát hiện những biểu hiện khác thường như :

+ Gà ăn uống nhiều hay ít.

+ Dáng đi đứng, hoạt động của gà. + Trạng thái phân, màu sắc phân.

+ Tiêu chí cơ bản được mô tả bởi các tài liệu trước.

* Phương pháp mổ khám và xác định bệnh tích

Trước hết phải quan sát bên ngoài về trạng thái cơ thể gầy hay béo, bụng, diều, tích, mào, lông và các lỗ tự nhiên. Sau khi kiểm tra xong bề ngoài, lấy nước làm ướt lông, cho gà lên khay mổ. Dùng dao rạch khớp xương ở cánh và háng rồi ép cho gẫy. Rạch một đường từ hàm dưới tới diều rồi rạch sang hai bên theo hình chữ nhật ở da ngực và bụng. Dùng dao cắt đứt xương ức da, sau đó dùng dao bộc lộ cơ quan bên trong, tách riêng cơ quan tiêu hóa ra để quan sát xem có biểu hiện bệnh tích ở ruột non, ruột già và manh tràng không. Sau đó dùng do kéo cắt dọc theo ruột non, quan sát niêm mạc ruột non. Ruột già và manh tràng làm tương tự như ruột non

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w