Cũng như ở Việt Nam, bệnh giun đũa gà đã gây tổn hại lớn cho ngành chăn nuôi ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc khu vức nhiệt đới. Vì vậy, trong nhiều năm qua các nhà khoa học đã nghiên cứu bệnh giun đũa và đã thu được những kết quả có ý nghĩa đối với ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà.
Khi nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán ở 300 con gà trưởng thành tại 3 làng thuộc quận Gharb - Morocco từ năm 2002 - 2005, Hasouni và cs (2006) [19] cho biết đã tìm thấy các loài giun sán: Notocotylus gallinarum (0,7%);
Hymenolepis carioca (3,7%); R.echinobothrida (5,7%); Hymenolepis contaniana (7%); R.tetragona (9,3%); R.cesticillus (12%); Capillaria obsignata
(6%); Ascaridia galli (9%); Heterakis gallinarum (10%); Cheilospirura
hamulosa (2,7%); Dispharynx nasuta (5,3%) và Tetrameres sp (3,3%).
Permin và cs (1997) [24] đã nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán theo mùa và khí hậu tại 6 làng trong vùng Monogoro (Tanzania) trên 600 gà được lựa chọn ngẫu nhiên, kết quả là: Tất cả các gà đều nhiễm giun sán với mức độ trung bình là 4,8 loài giun sán/gà ở mùa mưa và 5,1 loài giun sán/gà ở mùa khô.
Một nghiên cứu khác của Abdel qader và cs (2008) [18] tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở gà trống và gà mái trưởng thành tại miền Bắc Jordan có sự khác nhau tùy loại giun sán. Tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli ở gà trống là 43%, gà mái là 28%, R.cesticillus ở gà trống là 11%, gà mái là 5%; tính chung cả gà trống và gà mái: Davainea proglottina 1,4%, R.echinobothrida 16% và
R.tetragona 18%. Số lượng ký sinh trung bình là 7 giun sán (biến động từ 1 -
168 giun sán/gà).
Magwisha và cs (2002) [21] đã tiến hành khảo sát trên 100 gà tại vùng nông thôn ở Morogoro (Tazania) thấy gà nhiễm 18 loài Nematoda, 8 loài
Cestoda, không nhiễm Trematoda. Tất cả các gà đều nhiễm ít nhất 3 loài giun
sán khác nhau. Gà đang tăng trưởng có từ 4 - 14 giun sán/cá thể, trưởng thành có từ 3 - 12 giun sán/cá thể.
Tại Kenya, theo kết quả nghiên cứu trên 360 gà được chọn ngẫu nhiên từ vùng Yathui - Machakos của Mungube và cs (2008) [23] tỷ lệ nhiễm giun sán là 93,3%. Trong đó tỷ lệ nhiễm Nematoda là 79,4%, tỷ lệ nhiễm Cestoda là 68,1%, hai loài Cestoda mà gà nhiễm nặng nhất là R.echinobothrida (33,3%) và Davainea proglottina (19,4%) gà trống nhiễm nặng hơn gà mái.
Theo Kurt và cs (2008) [20], trong một cuộc khảo sát được thực hiện để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán ở 185 con gà từ 9 quận, huyện trong khu vực Samsun, miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ và giữa tháng 7/1999 và tháng 6/2000 đã thu được kết quả như sau: Tổng cộng có 16 loài giun sán khác nhau đã được phát hiện. Các loài giun sán đã được tìm thấy là: Davainea proglottina (23%);
Raillietina echinobothrida (13%); Raillietina tetragona (6%); Raillietina cesticillus (12%); Hymenolepis carioca (10%); Choanotaenia infundibulum
(2%); Amoebotaenia caneata (2%); Echinoparyhiumrecurvatum (1%);
Echinostoma revolutum (1%); Heterakis gallinarum (29%); Ascaridia galli
(16%); Capillaria caudinflata (12%); Capillaria retusa (6%); Capillaria
bursata (4%); Capillaria annulata (1%) và Syngamus trachea (2%).
Poulsen và cs (2003) [26], khi tiến hành một nghiên cứu để xác định tỷ lệ nhiễm các loài giun sán của 100 gà ở Ghana, Tây Phi, tất cả các con gà đều được phát hiện, các loài phổ biến là: Acuaria hamulosa (25%); Allodapa
Như vậy các công trình nghiên cứu điều tra về giun ký sinh ở gà đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới. Tất cả đều xác định tỷ lệ nhiễm giun ở gà là rất cao và rất đa dạng.