2.1. Trọng lượng của nhóm chuột cái
Trọng lượng chuột cái thí nghiệm được sử lý thống kê và được trình bày trong Bảng3.4 và Đồ thị 3.
(ĐC1): Uống nước cất. (TN11): Uống vừng. (TN12): Uống thuốc.
Bảng3.4: Trọng lượng chuột cái (g/con/tuần).
ĐC1 TN11 TN12 LSD(p=0,05) Tuần 0 20,12±0,14a 20,20±0,16a 20,30±0,18a 0,40 Tuần 1 21,02±0,18b 22,71±0,15a 21,53±0,21b 0,57 Tuần 2 23,74±0,30c 26,27±0,28a 25,04±0,58b 0,91 Tuần 3 25,16±0,20c 28,28±0,20a 26,75±0,22b 0,70 Tuần 4 25,79±0,12c 30,14±0,20a 28,78±0,08b 0,49 a, b, c: biểu diễn sự khác biệt giữa 3 lô thí nghiệm trong cùng 1 tuần.
(g)10 10 15 20 25 30 35 0 1 2 3 4 Tuần ĐC1 TN11 TN12
Đồ thị 3.3: Trọng lượng chuột cái (g/con/tuần).
Trọng lượng chuột ở các lô thí nghiệm tại những thời điểm khác nhau:
Tuần 0, là tuần bắt đầu thí nghiệm. Bố trí chuột cái vào các lô sao cho trọng lượng chuột ở các lô thí nghiệm tương đương nhau. Điều này được thực hiện bằng cách cân chuột và xử lý thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.
Ở tuần đầu tiên đã có sự vượt trội về trọng lượng của các con chuột trong lô TN11 so với 2 lô còn lại. Điều này chứng tỏ tác dụng hiệu quả và nhanh chóng của vừng lên sự tăng trọng lượng của chuột. Khi phân tích thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05 thì lô TN11 có sự khác biệt rõ rệt với ĐC1 và TN12.
Trong các tuần kế tiếp, khoảng cách về trọng lượng giữa các lô ĐC1, TN11, TN12 càng lớn và có sự khác biệt rõ rệt theo phân tích thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05. Sự tăng trọng nhanh của lô TN11 cũng phù hợp với việc tiêu thụ nhiều thức ăn của lô này.
Bên cạnh đó, nếu so sánh giữa các lô TN11 và ĐC1 trong 4 tuần khảo sát thì sự gia tăng trọng lượng của ĐC1 (20,12g – 25,79g) và TN11 là (20,20g – 30,14g). Vậy sự gia tăng trọng lượng của TN11 gần gấp đôi sự gia tăng trọng lượng của ĐC1. Mặt khác, sự tăng trọng của TN21 (20,30g – 28,78g) cũng chứng tỏ vai trò của thuốc fumarat –acid folic ảnh hưởng rỏ lên sự tăng trọng của chuột.
2.2. Trọng lượng của nhóm chuột đực
Trọng lượng chuột cái thí nghiệm được sử lý thống kê và được trình bày trong Bảng3.5 và Đồ thị 4.
(ĐC2): Uống nước cất. (TN21): Uống vừng. (TN22): Uống thuốc.
Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hoàn Mỹ
Bảng 3.5: Trọng lượng chuột đực(g/con/tuần).
ĐC2 TN21 TN22 LSD(p=0,05) Tuần 0 20,17±0,06a 20,13±0,16a 20,08±0,10a 0,40 Tuần 1 21,01±0,15b 22,73±0,23a 22,95±0,24a 0,57 Tuần 2 23,64±0,87c 26,02±0,15a 24,82±0,18b 0,91 Tuần 3 24,19±0,15b 27,07±0,41a 26,68±0,19a 0,70 Tuần 4 24,96±0,15b 29,04±0,20a 28,97±0,22a 0,49 a, b, c: biểu diễn sự khác biệt giữa 3 lô thí nghiệm trong cùng 1 tuần.
(g)10 10 15 20 25 30 0 1 2 3 4 Tuần ĐC2 TN21 TN22
Đồ thị 4: Trọng lượng chuột đực(g/con/tuần)
Trọng lượng chuột ở các lô thí nghiệm tại những thời điểm khác nhau:
Tuần 0, là tuần bắt đầu bố trí thí nghiệm sao cho trọng lượng chuột đực ở các lô thí nghiệm tương đương nhau. Điều này được thể hiện rỏ ràng bằng cách cân và xử lý thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05.
Trong tuần đầu tiên đã có sự khác biệt về trọng lượng của các con chuột trong lô TN21 và TN22 so với ĐC2 khi phân tích thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05. Điều này chứng tỏ hiệu quả của vừng và thuốc fumarat – acid folic bắt đầu ảnh hưởng lên sự tăng trọng lượng của chuột.
Ở tuần thứ 2 khoảng cách về trọng lượng giữa các lô ĐC2, TN21, TN22 càng tăng và có sự khác biệt rõ rệt khi phân tích thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05. Vậy vừng vẫn giữ ảnh hưởng tốt lên sự tăng trọng lượng chuột trong tuần này.
Trong hai tuần cuối trọng lượng của lô TN21 và TN22 tiếp tục tăng nhanh và vượt trội so với lô ĐC2. Điều này cho thấy, tác dụng nhanh chóng và mạnh của vừng lên sự tăng trọng lượng chuột .
Mặt khác, nếu so sánh giữa TN21 và ĐC2 thì sự tăng trọng của ĐC2 là (20,17g –24,96g) và TN21 (20,13g – 29,04g). Rõ ràng sự gia tăng trọng lượng của TN21 gần gấp đôi trọng lượng của ĐC2. Bên cạnh đó, sự tăng trọng của TN22 (20,08g – 28,97g) cũng chứng tỏ vai trò của thuốc fumarat ảnh hưởng rõ lên sự tăng trọng của chuột.
2.3.So sánh trọng lượng giữa lô cái – đực cho uống vừng
Bảng 3.6: So sánh trọng lượng chuột cái – đực(g/con/tuần)
Nghiệm thức Tuần 0 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Lô cái 20,20a 22,71a 26,27a 28,28a 30,14a
Lô đực 20,13a 22,73a 26,02a 27,07b 29,04b
a, b: biểu diễn sự khác biệt giữa 2 lô thí nghiệm trong cùng 1 tuần.
Trọng lượng của lô cái và lô đực khi cho uống vừng ở 3 tuần đầu thì có trọng lượng tương đương với nhau. Nhưng đến 2 tuần cuối thì trọng lượng lô cái tăng nhanh hơn trọng lượng lô đực. Sự khác biệt về trọng lượng này đã được đành giá bằng phân tích thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05. Điều này cũng tương ứng với sự gia tăng lượng thức ăn tiêu thụ của các lô cái từ tuần 1 đến tuần 4.