KẾT QUẢ VAØ BIỆN LUẬN 1 Lượng thức ăn tiêu thụ

Một phần của tài liệu khảo sát sự ảnh hưởng của vừng (sesamum orientale) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột mus musculus var. albino bằng phương pháp cho uống (Trang 33 - 36)

1. Lượng thức ăn tiêu thụ

1.1. Lượng thức ăn tiêu thụ của nhóm cái

Lượng thức ăn chuột cái tiêu thụ (g/con/tuần) được trình bày trong Bảng 3.1 và Đồ thị1.

(ĐC1): Uống nước cất. (TN11): Uống vừng. (TN12): Uống thuốc.

Bảng3.1: Lượng thức ăn chuột cái tiêu thụ (g/con/tuần).

ĐC1 TN11 TN12 Tuần 1 13,65 19,30 15,97 Tuần 2 18,35 28,75 22,28 Tuần 3 20,30 32,50 25,05 Tuần 4 22,24 34,46 28,10 (g) 10 20 30 40 1 2 3 4 Tuần ĐC1 TN11 TN12

Đồ thị 1:Lượng thức ăn chuột cái tiêu thụ (g/con/tuần).

Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của các lô tăng dần, tương ứng với sự tăng trọng của chuột. Tuy nhiên, lượng thức ăn tiêu thụ ở lô TN11 tăng mạnh hơn 2 lô còn

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hoàn Mỹ lại. Ví dụ như: lô ĐC1 tuần 1: 13,65g và tuần 4 tăng lên đến 22,24g; lô TN11 tuần 1: 19,30g và tuần 4 tăng lên đến 34,46g; lô TN12 tuần 1: 15,97g và tuần 4 tăng lên đến 28,10g.

Lượng thức ăn tiêu thụ ở lô TN11 cao hơn 2 lô còn lại. Trong đó, lô ĐC1 là lô có lượng thức ăn tiêu thụ ít nhất.

Như vậy, việc cho uống bổ sung nước vừng đã kích thích chuột ăn nhiều hơn. Trong quá trình hấp thu và tiêu hóa của chuột cái, thức ăn có thể dễ dàng được chuyển hóa.

1.2. Lượng thức ăn tiêu thụ của nhóm đực

Lượng thức ăn chuột đực tiêu thụ (g/con/tuần) được trình bày trong Bảng3.2 và Đồ thị 2.

(ĐC2): Uống nước cất. (TN21): Uống vừng. (TN22): Uống thuốc.

Bảng 3.2:Lượng thức ăn chuột đực tiêu thụ (g/con/tuần).

ĐC2 TN21 TN22 Tuần 1 13,69 18,20 16,91 Tuần 2 18,96 25,50 23,20 Tuần 3 20,77 29,92 26,21 Tuần 4 23,40 32,29 28,20 - Trang 34 -

(g) 10 20 30 40 1 2 3 4 Tuần ĐC2 TN21 TN22

Đồ thị 2: Lượng thức ăn chuột đực tiêu thụ (g/con/tuần).

Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của các lô tăng dần, tương ứng với sự tăng trọng của chuột. Tuy nhiên, lượng thức ăn tiêu thụ ở lô TN21 tăng mạnh hơn 2 lô còn lại. Ví dụ như: lượng thức ăn của lô ĐC2 tuần 1: 13,69g – tuần 4 tăng lên 23,40g; thức ăn lô TN21 tuần 1: 18,20g – tuần 4 tăng lên đến 32,29g và thức ăn lô TN22 tuần 1: 16,91g – tuần 4 tăng lên đến 28,20g.

Lượng thức ăn tiêu thụ ở lô TN21 cao hơn 2 lô còn lại. Trong đó lô ĐC2 là lô có lượng thức ăn tiêu thụ ít nhất.

Như vậy, việc cho uống bổ sung nước vừng đã kích thích chuột ăn nhiều hơn. Trong quá trình hấp thu và tiêu hóa của chuột đực, thức ăn có thể dễ dàng được chuyển hóa.

1.3. So sánh lượng thức ăn giữa lô cái – đực cho uống vừng

Bảng 3.3:So sánh lượng thức ăn chuột cái – đực tiêu thụ (g/con/tuần).

Nghiệm thức Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4

Lô cái 19,30 28,50 32,50 34,46

Lô đực 18,20 25,50 29,92 32,29

Nhìn chung, lượng thức ăn tiêu thụ trung bình của lô cái tăng cao hơn lô đực bắt đầu từ tuần 1 đến tuần thứ 4. Như vậy, có thể việc tiêu hóa thức ăn ở chuột cái dễ dàng hơn ở chuột đực khi cho chuột uống bổ sung nước vừng.

Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hoàn Mỹ

Một phần của tài liệu khảo sát sự ảnh hưởng của vừng (sesamum orientale) lên một số chỉ tiêu sinh lý của chuột mus musculus var. albino bằng phương pháp cho uống (Trang 33 - 36)