C) NẾU BẠN BUỘC TỘI NGƯỜI KHÁC THÌ HỌ SẼ BUỘC TỘI BẠN!
4) NHÌN VÀO TƯƠNG LAI CHỚ ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO QUÁ KHỨ.
AI HOÀN THIỆN
“Bạn tôi không hoàn thiện – tôi cũng không nhưng chúng tôi rất hòa hợp với nhau”.
Alexander Pope
Chúng ta càng chấp nhận người khác đúng như bản chất của họ và càng không yêu cầu họ hoàn thiện (hay giống như chúng ta), thì chúng ta càng có quan hệ dễ chịu với họ. Tương tự, nếu chúng ta có
thể hiểu được tại sao người nào đó lại cư xử thế nào đó thì chúng ta sẽ trở nên vị tha hơn. Ví dụ:
Tôi có một người bạn tên là Jenny. Cô ta luôn gặp rắc rối với tiền bạc. Không phải là cô ta thiêu tiền, cô ta có rất nhiều tiền. Nhưng cô luôn dính chặt vào nó. Nếu cô đi ăn chung với 5 người bạn thì khi lấy hóa đơn, chẳng hạn giá 151,35 đô la, cô sẽ bấm chiếc máy tính luôn mang theo bên mình vàchia ra…
“Được, vậy mỗi người 30,27 đô la nhưng tôi không mang theo tiền, vậy cho tôi nợ 30,27 đô la trừ đi 15 xu
anh nợ tôi thứ 5 tuần trước…” Cô ta thật không chịu được!
Cô cũng là người rất trung thực và quan tâm, tôi tihcs nhìn vào điểm tốt của cô và hiểu rằng
trong quá khứ chắc là mẹ cô, chồng cô hay những kinh nghiệm nào đó đã làm cho cô có thái đó như thế đối với tiền bạc. Tôi đoán là nên để cho cô tự nhiên khắc phục hơn là tham gia vào chuyện tài chính của
cô. Cô có nhiều tính tốt khác và nếu tôi xa lánh cô chỉ vì chuyện tiền bạc thì sẽ mất đi một người bạn tốt.
Ralph là một ví dụ khác. Đi chơi với anh ta rất thích: anh ta hài hước, biết hiều và nhiệt tình,
thông minh , thành đạt và anh ta sẵn sàng khẳng định điều đó. Bạn biết đó, Ralph không phải là loại khiêm tốn cho lắm và anh ta mê nói về mình. Nhưng tôi rất thích tiếp xúc với anh ta.
ở một góc độ nào đó, có thể nói “ralph là một người biết tất cả mọi việc!” và anh ta rất kiêu ngạo. Nhưng anh ta lại có quá nhiều tài năng. Tôi học được rất nhiều thứ từ anh ta và cười với anh ta rất
nhiều. Nếu Ralph giống như những người khác thì anh ta không còn là Ralph nữa!
Bạn không cần là một nhà tâm lý họ mới dung thứ mọi người hoặc hiểu được loại kinh nghiệm đã hình thành nen thái độ của họ. Tất cả những gì bạn cần là cam kết làm cho cuộc sống của bạn phong phú hơn.
Nếu bạn gạt sang một bên định kiến và thay vào đó được chọn lựa, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu nhau hơn. Nếu một người ăn nhiều, nói nhiều hay có nhiều ý kiến khác nhau về chúng ta thì chúng ta đừng
ghét họ nữa. Chúng ta sẽ dễ chấp nhận hơn bởi vì chúng ta tin là chúng ta đã khám phá ra cách duy nhát
để thích họ. Đối với những người rất khác với chúng ta thì chúng ta càng nên thích họ chớ không nên ghét họ.
Không ai hoàn hảo cả
Cách đây nhiều năm, tôi có một thư ký tên là Tereska. Cô rất thông minh, tốt bụng, than thiện và
chăm chỉ nhưng lại luôn đi làm trễ 10 phút. Tôi thường nói với cô: “Tereska, đi làm đúng giờ là rất quan
trọng. Cô có vui lòng đến lúc 9h sángông?” Cô trả lời: “Vâng”, và hôm sau cô đến lúc 9h10!
Tôi bắt đầu lo lắng về chuyện này. Tôi nói với chính mình: “Tại sao cô ta lại làm thế đối với
tôi?” Tôi cằn nhằn mãi về việc đi trễ đến nỗi mât luốn ý nghĩ rằng cô là một thư ký giỏi, và tôi chỉ tập
trung vào một điểm mà không thích.
Cuối cùng vào một ngày nọ, tôi nhìn lại cách cư xử của tôi và nhận ra rằng tôi đến văn phòng lúc 9hsangs cũng chỉ vì muốnthấy cô đi trễ và được tỏ ra khó chịu với cô. Khi cô ta đến, tôi lắc đầu và nghĩ
thầm: “Tôi không thể tin được”. Và tôi nhận thấy mọt điều nữa ở tôi – tôi đã âm thầm thích thú cái cảm
giác khó chịu đó. Nếu vào 9h mà tôi nghe tiếng gõ cửa tihf tôi hy vọng đó không phải là Tereska để tôi được quyền giận cô. Thật là nhỏ nhen và tôi thật xấu hổ khi nhớ lại nhưng tôi biết không phải chỉ có tôi
từng bị như vậy.
Tôi từng có một trợ lý giỏi, trung thành mà tôi lại chỉ nhắm vào một điểm yếu kém của cô ấy. Chúng ta thường để ý đến cái xấu mà không nhìn thấy cái tốt của người khác. Chúng ta thường
Chúng tôi ngồi xem truyền hình và biết rằng chú Fred sẽ vào vặn lớn lên, chúng tôi chỉ đợi có thế
và sẵn sàng cảm thấy khó chịu. Fred đến, mở to lên và chúng tôi tự nhủ: “Chúng tôi ghét hcus làm như
vậy”, nhưng bên trong thì chúng tôi thầm hy vọng ông sẽ làm thế.
Tôi có một suy nghĩ là nếu chúng ta để cho điều gì làm chúng ta lo lắng thì người ta sẽ làm mãi
điều đó với ta. Nếu chồng bạn ăn uống ngồm ngoàm và bạn ghét điều đó thì bạn lại chờ được thấy anh ta làm như vậy và anh ta sẽ không để bạn phải chờ lâu.
Khi chúng ta bị người khác làm cho khó chịu, chúng ta có thể hỏi mình là: “Tại sao tôi không tập trung vào những điểm tốt của họ?
“”Tôi được cái gì khi khó chịu như vậy?”.
Chúng ta khó chịu vì chúng ta muốn vậy. Hình như cảm giác nào cũng có cái thú của nó. Cái thú
của cảm giác khó chịu là a) chúng ta được “tử vì đạo” (Tôi đúng còn anh không) và b) chúng ta được đổ
lỗi cho ai đó (tôi không hạnh phúc và đó là lỗi của anh).
Thay vì phải bị khó chịu thì bạn nên chọn linh hoạt. Hãy giểu rằng mọi người đều khác nhau.
Mọi người có tính khí khác nhau, ưu tiên khác nhau. Một số người dễ nổi cáu còn số khác không bao giờ
bị kích động, một số bày tỏ cảm xúc còn số khác không bao giờ cởi mở, một số luôn đến trễ, số khác thì chỉ biết tới tiền. Hãy cho họ không gian để được sống đúng bản chất của họ, tức là cho phép họ trải niệm
cuộc sống theo cách của họ. Hãy linh hoạt một chút.
Giận sữ tì không sao, nhưng nen thận hưởng cuộc đời. nếu bạn muốn thì bạn có thể quyết định
không bực bội nữa. BẠN KHÔNG THỰC HÀNH TÍNH VỊ THA ĐỂ TRỞ NÊN THÁNH THIỆN HƠN MÀ ĐỂ HẠNH PHÚC HƠN!
ĐÚC KẾT
Nói đến cuộc sống là nói đến con người. Nếu chúng ta áp đặt quá nhiều điều kiện lên cách cư xử
của nhau thì chúng ta đã cách ly mình khỏi cuộc sống.
Có lẽ bạn quen biết nhiều người không đến đúng giờ, không đáng tin cậy bằng bạn hay uống
nhiều rượu hơn bạn, những người nói nhiều hơn, ít khiêm tốn hơn hay ngu ngốc hơn,.. nhưng hãy LINH HOẠT. Hãy thích thú những điểm khác nhau ở những người xung quan bạn. Hãy thích họ vì sự khác biệt
của họ và bạn sẽ làm ơn được nhiều nhất cho họ.
HẾT TẬP 2!
Ký tên
Mẫn Đức Ngọc
Trường THPT Yên Phong 1