TRƯỚC TIÊN HÃY HỎI CHO RÕ

Một phần của tài liệu Đời chỉ thay đổi khi chúng ta thay đổi (Trang 56 - 58)

C) NẾU BẠN BUỘC TỘI NGƯỜI KHÁC THÌ HỌ SẼ BUỘC TỘI BẠN!

4) NHÌN VÀO TƯƠNG LAI CHỚ ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO QUÁ KHỨ.

TRƯỚC TIÊN HÃY HỎI CHO RÕ

Andrea hét lên trong điện thoại “Anh đã tính tiền cho tôi buổi học đó. Tôi đã trả đày đủ. Tôi đã nói với anh hai lần là tôi không nợ nần gì anh hết. Anh làm tôi và cả gia đình tôi bực! Chuyện làm ăn cảu

anh thật chẳng ra gì! Tôi sẽ làm lớn chuyện này”. Cô ta rất giận dữ.

Khi cô ta bỏ điện thoại xuống, tôi nói: “Tôi sẽ kiểm tra và nói chuyện với cô sau. Xin cảm ơn cô đã gọi”.

Năm phút sau, thật ngạc nhiên, Andrea gọi tôi. “Chồng tôi đã tìm thấy cái cùi séc. Tôi thật xấu

hổ. Tôi không biết nói gì. Có lẽ tôi đã thề với anh là tôi đã trả anh hai lần. Thật kinh khủng quá”.

Andrea không chỉ gọi lại để xin lỗi, cô còn gửi cho tôi sô cô la và hoa!

Veronica được tặng một máy nướng bánh nhân ngày lế Giáng Sinh của cô. Được một tuần thì nó không hoạt động được nữa. Cô rất giận. Cô đến hiệu sửa điện gần nhà và yêu cầu họ sửa chữa và tahy cái mới.

Họ nhìn cái máy và họ vui vẻ sửa chữa giúp nhưng họ nói với cô: “Cái máy này được mua ở cửa hàng bên kia đương!”.

HÃY NẮM RÕ ĐẦU ĐUÔI SỰ VIỆC TRƯỚC KHI MỞ MIỆNG RA. Trước khi chửi bới chủ nhà, đe dọa người bán hàng hay cãi lại ông hcur thì hãy NẮM VẤN ĐỀ CHO RÕ TRƯỚC.

Tìm hiểu trước sẽ làm cho bạn không bị bối rối, không bị “mắc họng”. Biết cahwcs diều mình nói thì làm cho bạn tự tin và mạnh mẽ hơn.

Khi bạn bị tính mắc (đắt)

Không ai thích bị tính mắc, và một sso người biết cách xử lý tốt hơn những người khác. Polly điện thoại cho thợ sửa xe và nói: “Anh thật đã ăn chặn tiền của tôi. Anh là tên đê tiện. Tôi chưa bao giờ

yêu cầu anh thay hộp số cho xe tôi. Tôi sẽ kiện anh. Tôi đã bảo anh không được làm việc gì mà không hỏi

ý kiến của chồng tôi trước”.

Người thợ sửa xe nói: “Sáng nay tôi đã gặp chồng cô, anh ta đã viết ủy quyền cho tôi ngay tại đây”.

Chỉ trong một phút Polly đã biến mình thành một tên ngốc và thành kẻ thù của người thợ sửa xe!

Lại một lần nữa, biện pháp khôn ngoan là thu thập hết mọi dữ kiện về vấn đề liên quan trước,

giống như một quan tòa phải có tất cả bằng chứng mà mình sẽ cần.

“anh có nhớ đã báo cho tôi giá nào không?”

“Anh có ghi sổ những khoản tôi đã thanh toán không?”

“Anh có tháy háo đơn đã gởi đến cho tôi không? Anh có nghĩ số tiền đó đúng không?”

Thường thì chỉ cần một vài câu hỏi thông minh sẽ làm cho vấn đề trở nên đơn giản hơn. Đôi khi

người ta quên mình đã hứa gì. Ngay cả khi bạn làm rõ điều họ không nhớ, bạn có thể nói: “Tôi nhớ là 300

đô là và nó đây”.

Như bạn đã biết, hóa đơn và sổ sách cũng cuộc sốngos khi sai. ĐẶt câu hỏi một cchs bình tĩnh là cách hay nhất trước khi bước vào trận chiến và sẽ giúp cho bạn đỡ bối rối và dễ giải quyết vấn đề hơn.

Tương tự, khi người ta không đến thì đừng giao hàng, đừng giải quyết công việc. ĐẶt câuhoir rất

có lợi để bạn kết luận vấn đề. “Anh có nhớ tôi đã yêu cầu gì không? Anh đã hứa gì với tôi? Ai chịu trách

nhiệm trong chuyện này?”

Một cách hỏi khác là “VẬY NẾU?”

“Vậy nếu tôi chứng minh được là anh đã tính mắc cho tôi thì anh sẽ làm gì?” “Nếu khía anh nhầm thì anh sẽ chịu chi phí chứ?”

Người thông minh biết cách đặt câu hỏi. Hãy cho người ta nói còn bạn lắng nghe.

Hãy tìm hiểu xem

b) HỌ NGHĨ GÌ c) HỌ SẼ LÀM GÌ

trước khi bạn mở miệng.

nhưng câu hỏi khôn ngoan khác là: “Anh hiểu nó như thế nào?”

“Anh sẽ cảm thấy như thế nào nếu anh là tôi?” “Nếu anh là tôi thì anh sẽ làm gì?”

ĐÚC KẾT

Mỗi khi bạn thương lượng cái gì với ai đó thì nên chọn chiến lược ĐẶT CÂU HỎI TRƯỚC. Bạn

sẽ không bối rối và tin tưởng rằng mình nói chuyện dựa trên vị thế mạnh của mình.

Khi bạn hỏi người khác, bạn sẽ hướng suy nghĩ của họ theo cách của bạn, như thế se khôn

ngoan và thành công hơn là bắt người ta phải nghĩ.

Ghi điểm bằng câu hỏi

Không ai thích sa thải người khác (Ừm, đa số là vậy!) Khi buộc phải sa thải hay kỷ luật ai đó thì cách hay nhất là hỏi câu hỏi.

Tôi có một người bạn, Charlie, người rất giỏi nói chuyện. thư ký cảu Charlie là Jenny rất xấu

tính và hay cãi lôn với vợ của Charlie cũng làm việc trong văn phòng. Charlie quyết định sa thải cô thư

ký. Anh muốn cô biết vì sao cô mất việc và cố gắng nói với cô càng khéo càng tốt. Anh ta kể cho tôi nghe

một cuộc đàm thoại của họ và đây quả là một ví dụ tuyệt vời minh họa cho cho thấy việc sử dụng cau hỏi khéo léo đã giúp anh ta đạt được điều mình muốn như thế nào:

“Jenny, cô nói xem thái độ của cô trong thời gian làm việc vừa qua như thế nào?”

“Không được hoàn hảo lắm”.

“Chúng ta đã nói về chuyện này trước đây rồi phải không?”

“Vâng, ông chồng tôi làm tôi bực quá”.

“Chúng ta có nên nói chuyện đó ở đây không?”

“Tôi không nghĩ vậy”.

“Cô có thấy cô hay gây gổ quá nhiều với vợ tôi không?” “Đúng vậy”.

“Cô có thấy việc này thay đổi chút nào không?” “Tôi cho là không”.

“Hãy nói cho tôi biết. Nếu tôi phải chọn để có một văn phòng vui vẻ và một cuộc hôn nhân hạnh

phúc thì tôi nên đuổi ai?”

“Ừm,… tôi”

“Cô hiểu là cô sẽ bị đuổi à?” “Vâng”

“Thế là ta đã thống nhất nhé”.

“Vâng, tốt hơn là tôi nên đi”. Jenny đã sa thải chính cô ta.

Charlie không tấn công cô hay phê bình gì cô. Bằng cách sử dụng những câu hỏi tài tình, anh làm cho cô hiểu cô phải nghỉ việc.

Đây là một nghệ thuật. Bạn không thể chỉ nói những câu cũ rích như: “Cô muốn được nghỉ việc như thế nào?” Bạn phải có một vài ý tưởng là người kia có thể trả lời câu hỏi của bạn như thế nào để đạt được mục tiêu của bạn.

Một phần của tài liệu Đời chỉ thay đổi khi chúng ta thay đổi (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)