Thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH may Seidensticker (Trang 32 - 35)

Bước 1: Xin phép thực hiện hợp đồng gia công

Sau khi ký hợp đồng nguyên tắc với phía bên nước ngoài công ty làm luận chứng kinh tế trình lên Bộ thương mại để xin giấy phép cho thực hiện hợp đồng gia công. Luận chứng kinh tế này phải thể hiện được khả năng thực hiện hợp đồng của công ty, phải tính được các lợi ích thu được khi thực hiện hợp đồng, kế hoạch thực hiện theo thời gian.

Bước 2: Xin hạn ngạch

Nếu là thị trường cần hạn ngạch thì phải đệ đơn lên Bộ thương mại xin hạn ngạch.

Bước 3: Xin phép nhập khẩu nguyên phụ liệu

Căn cứ vào số liệu bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu công ty sẽ tiến hành xin phép nhập khẩu nguyên phụ liệu cho từng hợp đồng.

Bước 4: Làm thủ tục nhận nguyên vật liệu

Hàng gia công là hàng miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn nhập nguyên phụ liệu bởi khi tiến hành gia công xong sẽ xuất ngược trở lại hoàn toàn không tiêu dùng trong nước. Do vậy một trong những khâu quan trọng là hoàn thành thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan có nhiệm vụ giam sát quá trình nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất thành phẩm, nguyên phụ liệu thừa ra nước ngoài.

Xin phép thực hiện hợp đồng gia công Xin hạn ngạch Làm thủ tục nhận nguyên phụ liệu Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Nhập khẩu nguyên phụ liệu Gia công

xuất khẩu Nhận hàng với tàu Làm thủ

tục hải quan giao thành phẩm

Cùng với công văn cho phép nhập khẩu nguyên phụ liệu bộ chứng tù do bên B gửi sang công ty sẽ làm thủ tục hải quan. Bộ hồ sơ bao gồm:

- Công văn BỘ thương mại cho phép nhập nguyên phụ liệu.

- Hợp đồng giữa công ty và phía nước ngoài, có đính kèm phụ lục cho mã hàng. - Vận đơn

- Hóa đơn thương mại - Phiếu đóng gói

- ĐỊnh mức tiêu hao nguyên phụ liệu - Hạn ngạch (nếu có)

- Tờ khai hải quan.

Hải quan sau khi xem xét hồ sơ sẽ đóng dấu tiếp nhận tờ khai, bộ hồ sơ này lưu lại hải quan. Nguyên liệu có thể kiểm tra tại kho cảng hoặc đưa ra khỏi cảng để kiểm tra hoặc chuyển hải quan Hà Nội kiểm tra. Sau mỗi lần nhận hàng, công ty và hải quan sẽ ghi sổ nguyên liệu vào sổ gia công do công ty và hải quan cùng giữ.

Bước 5: Nhận hàng với tàu

Khi nhận được thông báo của hãng tàu hay đại lý hàng hải là tàu đã về đến cảng. Công ty sẽ xuất trình bộ vận đơn gốc cho hãng tàu để nhận lệnh giao hàng, nhân viên của công ty tại Hải Phòng ra cảng nhận hàng.

Bước 6: Gia công xuất khẩu

Sau khi nhận nguyên phụ liệu công ty chuyển nguyên phụ liệu về thẳng công ty để gia công. Tổ chức gia công cùng các kỹ thuật viên nước ngoài hướng dẫn giám sát, khiểm tra chất lượng. Sau khi thực hiện gia công xong, công ty sẽ tiến hành giao hàng cho phía nước ngoài.

Bước 7: Làm thủ tục hải quan giao thành phẩm

Công ty lập tờ khai hải quan chi tiết về số lượng, bao bì, ký mã hiệu, thành phẩm xuất, nước nhập, đơn vị nhận hàng, người giao hàng. BỘ hồ sơ gồm:

- Tờ khai hải quan - Vận đơn

- Hóa đơn thương mại (chi tiết phí gia công)

- Bản định mức nguyên phụ liệu do đơn vị gia công lập và hải quan kiểm tra

- Giấy chứng nhận xuất xứ (công ty phải xin giấy tại phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam)

- Giấy chứng nhận về nguyên phụ liệu - Công văn cho phép thực hiện hợp đồng - Hợp đồng gia công

- Hạn ngạch

Trên cơ sở vận đơn được cấp, công ty lập bộ chứng từ gửi hàng (đồng thời là chứng từ thanh toán). Gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vận đơn

- Phiếu đóng gói - Hóa đơn thương mại - Giấy chứng nhận xuất xứ - Giấy xác nhận nguyên phụ liệu - Hạn ngạch

Phía nước ngoài nhận bộ chứng tù này và tiến hành nhận hàng, đồng thời phải thanh toán tiền phí cho công ty.

Bước 8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Phần lớn các hợp đồng gia công, công ty yêu cầu cho phía nước ngoài dùng luật Việt Nam và tranh chấp phát sinh giải quyết tại trung tâm trọng tài quốc gia Việt Nam theo những nguyên tắc tố tụng của trung tâm này.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH may Seidensticker (Trang 32 - 35)