Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Một phần của tài liệu nhận xét giá trị của thông khí không xâm nhập bipap trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 36 - 38)

- Tiêu chuẩn thất bại: Cần TKXN khi có các dấu hiệu sau:

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Các bệnh nhân vào điều trị nội trú tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian nghiên cứu có các tiêu chuẩn sau:

Được chẩn đoán là COPD:

1) Bệnh nhân đã được chẩn đoán COPD trước đó tại khoa Hô hấp.

2) Bệnh nhân vào khoa Hô hấp điều trị lần đầu : chẩn đoán COPD dựa vào các tiêu chí sau đây:

- Có tiền sử tiếp xúc với yếu tố nguy cơ (hút thuốc, tiếp xúc với khói bụi).

- Có tiền sử ho, khạc đờm 3 tháng trong một năm và trong 2 năm liên tiếp hoặc hơn.

- Khó thở với đặc điểm dai dẳng, nặng dần và tăng lên khi hoạt động hoặc có nhiễm trùng hô hấp hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. - Được đo chức năng thông khí để chẩn đoán xác định COPD khi: Sau test HPPQ: FEV1/VC < 70% và/hoặc FEV1/FVC < 70%.

Được chẩn đoán là suy hô hấp do đợt cấp COPD [18],[8].

Bệnh nhân COPD xuất hiện một hay nhiều triệu chứng sau:

- Khó thở nặng lên, co kéo cơ hô hấp phụ, di động bụng nghịch thường.

- Tăng tần số thở > 25l/phút

- Toan hóa máu mức độ vừa đến nặng (pH ≤ 7,35), hoặc tăng khí CO2

máu (PaCO2 ≥ 45mmHg)

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ:

- Ngừng thở.

- Tim mạch không ổn định (Hạ huyết áp, loạn nhịp, nhồi máu cơ tim) - Có rối loạn tri giác.

- Tăng tiết đờm giãi nhiều.

- Mới phẩu thuật vùng đầu mặt và đường tiêu hóa. - Chấn thương, bỏng vùng dầu mặt.

- Chảy máu đường tiêu hóa trên. - Mất phản xạ ho và nuốt.

Một phần của tài liệu nhận xét giá trị của thông khí không xâm nhập bipap trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa hô hấp bệnh viện bạch mai (Trang 36 - 38)