0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Hiện trạng quản lý môi trường ở làng nghề Đồng Xâm 1Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM THUỘC XÃ HỒNG THÁI, HUYỆN KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌN (Trang 37 -40 )

3.1.1Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm thì nằm giữa 3 xã Hồng Thái, Lê Lợi và Trà Giang, làng nghề thu hút hơn 6000 lao động tại chỗ, chưa kể còn người dân địa phương sinh sống tại đây nên hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt đổ ra môi trường tương đối lớn.

Trung bình 1 ngày người dân địa phương ở đây thải ra môi trường khoảng 0,7 kg rác thải ra môi trường.Với khối lượng rác như vậy , hàng ngày có đôi ngũ vệ sinh do phụ nữ trong thôn đảm nhận đi thu gom rác thải trong từng hộ gia đình với mức phí là 6 ngàn đông/tháng.Tuy nhiên lượng rác thải chỉ được tập trung lại 1 chỗ chứ chưa có biện pháp xử lý cụ thể, đa phần các bãi rãi vẫn là lộ thiên , không được chôn lấp nên vẫn gây ôi nhiễm đến môi trường không khí xung quanh.

Khi được hỏi về đánh giá chung của người dân về môi trường của địa phương thì có tới gần 86% hộ gia đình trả lời rằng môi trường địa phương mình là bị ô

nhiễm 12% cho rằng là bình thường, và chỉ có gần 3% người dân cho rằng là môi trường địa phương là sạch sẽ, dễ chịu chưa bị ô nhiễm. Điều đó cho thấy đa phần người dân địa phương đã nhận thức được địa phương mình đang bị ảnh hưởng tới môi trường, cũng như sức khỏe từ những hoạt động sản xuất, những hành vi thải rác bừa bãi của mình. Nhưng cũng do điều kiện kinh tế mà người dân không thể đầu tư những công trình nhằm giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường. Điều này nguyên nhân một phần cũng do chính quyền địa phương chưa có biện pháp cụ thể nào trong vấn đề bảo vệ môi trường.

(Theo thống kê của ban môi trường địa phương và khảo sát thực tế bằng bảng hỏi) 3.1.2Công tác quản lý và thu gom , xử lý chất thải thải ra trong quá trình sản xuất

Để tạo ra được một sản phẩm mỹ nghệ hoàn thiện phải trải qua các công đoạn khác nhau như: trơn, đấu, đậu, và chạm trổ. Bắt đầu là trơn, miếng đồng phẳng được úp xuống thốc mặt sau lên, bóc và rát phẳng được đặt trên một khuôn gỗ giữ cố định bằng một lớp si với nguyên liệu chính là nhựa thông. Đấu là công việc của người nghệ nhân hàn những miếng nguyên liệu sau khi đã tạo thành những hình dáng khác nhau. Đậu là làm cho các chi tiết nổi lên, cuối cùng là khâu chạm trổ. Các công đoạn làm nghề giờ đây đã được cơ giới hóa tới 80%.

Tuy nhiên, các công đoạn như mạ bạc và hóa bạc thì vẫn cần đến bàn tay của người thợ thủ công.Các công đoạn này thì chủ yếu được thực hiện vào ban đêm và đem ra ngoài cánh đồng để làm.Bởi vậy 1 lương lớn hóa chất độc hại chưa tham gia hết vào quá trình sẽ theo dòng chất thải đổ ra song ngòi, ao hồ gây nên hiện tượng ôi nhiễm, đất và nước chứa hàm lượng kim lọai nặng rất cao.

Do phương thức sản xuất ở làng nghề chủ yếu là nhỏ lẻ, lại có tính chất gia truyền nên mỗi cơ sở có 1 phương pháp khác nhau.Bởi vậy việc tập trung các cơ sở sản xuất lại là 1 điều dường như không thể thực hiện được.Với quy mô sản xuất hàng tháng cần tấn 5 tấn thau, 2 tạ bạc cùng hàng trăm lít dung dịch hóa chất độc hại nên việc ôi nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi.Chính vì vậy để đảm bảo chất lượng môi trường các ban ngành địa phương cũng đã đầu tư 1 khu xử lý chất thải để giảm bớt gánh nặng cho môi trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM THUỘC XÃ HỒNG THÁI, HUYỆN KIẾN XƯƠNG TỈNH THÁI BÌN (Trang 37 -40 )

×