Các nghiên cứu về gen Survivin trên thế giới và ở Việt Nam ♦ Các nghiên cứu về gen Survivin trên thế giớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát hiện gen survivin từ các tế bào ung thư vú lưu hành trong máu ngoại vi (Trang 28 - 32)

♦ Các nghiên cứu về gen Survivin trên thế giới

Ung thư vú là loại ung thư rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do bệnh UTV đang ngày một giảm dần nhờ những tiến bộ trong việc tầm soát, chẩn đoán sớm và các phương pháp điều trị mới. Việc chẩn đoán và điều trị ung thư ở giai đoạn đầu có khả năng làm giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong của bệnh nhân UT ác tính. Mặc dù có những tiến bộ đầy hứa hẹn trong công nghệ chẩn đoán hình ảnh và các phương thức chẩn đoán khỏc đó đạt được trong thời gian gần đây nhưng việc chẩn đoán sớm bệnh nhân UT ác tính vẫn là một thách thức với lĩnh vực y học. Theo báo cáo của Weidner (1993) hoạt động tạo mạch có thể xảy ra khi đường kính của khối u tăng đến 2mm. Nghiên cứu của Smirnov và cộng sự (2005) đã cho thấy các tế bào khối u đi vào vòng tuần hoàn ở giai đoạn sớm. Có khoảng 106 tế bào được tạo ra hàng ngày cho mỗi gam khối u (Chang và cộng sự, 2000). Như vậy các CTC là một yếu tố tiềm năng cho việc chẩn đoán sớm và chẩn đoán giai đoạn xâm lấn của ung thư. O'Sullivan và cộng sự (1997) chỉ ra rằng phát hiện trước phẫu thuật những di căn siêu nhỏ thể phản ánh được các CTC, tiềm năng di căn, hoặc bệnh còn tồn tại. Các tế bào khối u như vậy có thể có mặt trong máu với số lượng rất thấp và khó có thể phát hiện bằng phương pháp thông thường. Do đó, một phương pháp với độ nhạy và đặc hiệu cao để phát hiện các CTC là điều cần thiết không chỉ để tăng độ chính xác, mà còn để hỗ trợ trong việc phát triển một chiến lược mới chẩn đoán ung thư không xâm lấn.

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào mất khả năng kiểm soát sự cân bằng của quá trình tăng trưởng và chết tế bào. Bình thường, sự tăng trưởng mạnh của tế bào này sẽ bị ức chế do số lượng tế bào chết tăng lên gọi là quá trình chết theo chương trình của tế bào( apoptosis). Tại trường đại học St Vincent,

người ta đã nghiên cứu các protein liên quan đến sự tăng trưởng và chết của tế bào, đặc biệt có một loại protein tên là Survivin. Protein này biểu hiện mạnh trong cỏc mụ của bào thai đang phát triển vỡ giỳp đảm bảo sự sống còn của bào thai chỉ cho đến khi sinh. Survivin được tìm thấy trong nhiều loại ung thư bao gồm cả ung thư vú. Điều đặc biệt có ý nghĩa là các protein này không biểu hiện ở cỏc mụ vỳ bình thường nhưng lại có nồng độ rất cao trong các khối u vú ác tính. Survivin có nồng độ cao hơn đáng kể trong các hạch bạch huyết ở bệnh nhân UTV khi so sánh với mụ vỳ bình thường và cao hơn hẳn ở bệnh nhân UTV di căn. Đó có thể là do Survivin tham gia vào sự phát triển của các khối u và sự di căn của tế bào ung thư. Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu đã nhận ra rằng Survivin có thể tham gia vào quá trình tăng trưởng của các tế bào ung thư và phát triển với tốc độ rất nhanh dẫn đến việc dựng cỏc thuốc hoá học trị liệu để diệt tế bào ung thư là rất khó khăn.Trong một nghiên cứu với trên 500 bệnh nhân UTV cho thấy nồng độ Survivin càng cao thì tiên lượng sống của bệnh nhân càng giảm và có nhiều khả năng bệnh tái phát. Vì vậy Survivin là một yếu tố dự báo có giá trị tiên lượng xấu của bệnh nhân [21]. Cũng theo nghiên cứu của Paul N. Span, Fred C.G.J. Sweep và cộng sự đã chứng minh Survivin là một dấu ấn tiên lượng nguy cơ tái phát của bệnh nhân UTV sau phẫu thuật. Sau khi nghiên cứu trên 275 mụ vỳ của bệnh nhân UTV đã được phẫu thuật, định lượng mRNA Survivin bằng kỹ thuật TaqMan RT-PCR, kết quả cho thấy rằng nồng độ Survivin mRNA tỷ lệ với mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân. Như vậy, nhóm bệnh nhân có nguy cơ thấp có thể không cần thiết điều trị và nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao có thể sẽ phải điều trị tích cực hơn. Những kết quả này cũng cho thấy Survivin như một mục tiêu đầy hứa hẹn trong điều trị cho bệnh nhân ung thư vú [22]. Một nghiên cứu khác của Shin-Ichi Yamashita, Yoshiko Masuda và cộng sự tại National Hospital Organization Kumamoto Medical

Center, Kumamoto trên 78 mẫu, bao gồm mô UT giai đoạn sớm và mô bình thường lân cận, từ những bệnh nhân với những khối u có thể phẫu thuật được, và được chẩn đoán bằng các yếu tố bệnh học lâm sàng. Survivin mRNA được đánh giá bằng kỹ thuật TaqMan RT-PCR. Kết quả là khi so sánh sự biểu hiện của Survivin trên 78 bệnh nhân UTV với các yếu tố bệnh học lâm sàng như tuổi, tình trạng mãn kinh, loại hạch, mô học khối u, kích thước khối u, độ mô học,…,khối u giai đoạn từ T1-T4 liên quan với nồng độ của Survivin mRNA tăng dần lên ( p=0.0104). Nồng độ Survivin mRNA ở bệnh nhân UTV giai đoạn III cao hơn so với giai đoạn I hoặc II; bệnh nhân có di căn hạch cao hơn so với bệnh nhân không có hạch (p = 0,0001). Những bệnh nhân có biểu hiện Survivin thấp có khả năng sống sót tốt hơn đáng kể so với những bệnh nhân có biểu hiện Survivin cao trong UTV giai đoạn I và II (p <0,0001). Như vậy, Survivin có thể được sử dụng như một chỉ thị mới để tiên lượng và theo dõi điều trị UTV, nó có thể là một mục tiêu đầy hứa hẹn cho liệu pháp điều trị UTV [23]. Survivin không những được nghiên cứu trờn mụ mà còn được nghiên cứu nhiều trờn mỏu ngoại vi. Một công trình nghiên cứu của Yie SM,

Luo B và cộng sự tại trung tâm nghiên cứu UT Chengdu,Trung Quốc về sự

biểu hiện của gen Survivin từ các tế bào UTV lưu hành trong máu ngoại vi dựa trên kỹ thuật RT-PCR.Trong số 67 bệnh nhân UTV ở giai đoạn khác nhau, người ta đã phát hiện được mRNA Survivin trong các mẫu máu ngoại vi ở 34 bệnh nhân chiếm 50,7% nhưng không phát hiện được gen này ở 135 phụ nữ bình thường khỏe mạnh. Sự biểu hiện của gen Survivin từ các tế bào UTV lưu hành trong máu ngoại vi có liên quan đáng kể với các thông số bệnh học lâm sàng như thâm nhiễm mạch, loại mô học, kích thước khối u, tình trạng hạch và các giai đoạn lâm sàng của bệnh với p<0,01. Các bệnh nhân trên được theo dõi tiếp trong 36 tháng, kết quả cho thấy 9 trong số 11 bệnh nhân ung thư vú (chiếm 81,8%) có biểu hiện Survivin (+) tại thời điểm kiểm

tra xét nghiệm ban đầu bị tái phát bệnh, trong khi tỉ lệ tái phát chỉ tìm thấy trên 2 trong số 6 bệnh nhân ung thư vú (chiếm 33,3%) mà biểu hiện Survivin (-). Vì vậy, việc phát hiện các tế bào ung thư lưu hành có biểu hiện Survivin mRNA có thể cung cấp thông tin có giá trị cho các dự báo di căn và tái phát của ung thư vú [24]. Như vậy có thể thấy gen Survivin có giá trị lớn trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân UTV.

Nghiờn cứu về gen Survivin tại Việt Nam.

Ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về UTV, tập trung chủ yếu vào lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh. Các nghiên cứu về gen ung thư trong chẩn đoán và điều trị UTV chưa nhiều. Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực sinh học phân tử trong những năm gần đây đã làm thay đổi nhiều quan niệm trong chẩn đoán và điều trị UTV. Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa thấy có nghiên cứu về gen Survivin trên bệnh nhân UTV. Chính vì vậy, để bước đầu góp phần nghiên cứu xây dựng các phương pháp mới xác định các tế bào UT trong máu ngoại vi góp phần chẩn đoán UTV ở phụ nữ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu phát hiện gen Survivin từ các

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát hiện gen survivin từ các tế bào ung thư vú lưu hành trong máu ngoại vi (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w