Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su trồng tại hà giang (Trang 37 - 86)

Luận văn tiến hành nghiên cứu gồm 04 nội dung:

i) Tìm hiểu phương thức, kỹ thuật trồng cây Cao su tại khu vực nghiên cứu ii) Điều tra, đánh giá lập địa tại 02 địa điểm xây dựng mô hình trồng cây Cao su;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii) Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của 7 giống cây Cao su (IAN 873; RRIC 121, GT 1; RRIM 600; LH 88/72, RRIM 712; RRIV) trên cùng điều kiện lập địa;

iv) Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để trồng cây Cao su tại Hà Giang.

3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp luận khoa học và căn cứ chọn loài cây trồng

Một số năm gần đây hầu hết các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đều xây dựng dự án trồng cây Cao su tại địa phương với tổng diện tích quy hoạch từ năm 2006 -2010 là 150.000 ha. Tuy nhiên việc đưa cây Cao su "Bắc tiến" ra khỏi vùng trồng truyền thống, nơi có khí hậu khắc nghiệt đã gây không ít trang cãi trong giới khoa học, các nhà quản lý, cũng như sự hoài nghi trong nhân dân. Do vậy trước khi tiến hành trồng mở rộng cây Cao su cần phải có nghiên cứu, đánh giá mức độ thích nghi, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường... Vấn đề đặt ra là lựa chọn được bộ giống thích hợp và xây dựng được quy trình thâm canh phù hợp với điều kiện của tỉnh Hà Giang.

Sự thành bại của công tác trồng rừng được quyết định bởi việc xác định loại hình biện pháp kỹ thuật trồng rừng có chính xác hay không, trong đó chọn loài cây trồng là biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa quyết định nhất [17] .

Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên có ba mâu thuẫn cơ bản đó là: Mâu thuẫn giữa các cá thể thực vật trong trong quá trình sống với điều kiện tự nhiên, mâu thuẫn giữa các cá thể trong quần thể, mâu thuẫn giữa quần thể với điều kiện tự nhiên.

Rừng trồng tốt hay xấu, hiệu quả kinh tế của rừng trồng cao hay thấp do ba yếu tố chủ đạo chi phối đó là: Đặc tính sinh vật học của loài, điều kiện hoàn cảnh gây trồng và các biện pháp tác động của con người. Có nhiều biện pháp kỹ thuật tác động, nhưng chọn loài cây trồng giữa vai trò chủ đạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Căn cứ để chọn loài cây trồng

Cây trồng có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên (Khí hậu, đất đai, địa hình), muốn cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt trong một điều kiện tự nhiên nhất định chỉ có thể thực hiện một trong ba giải pháp sai đây:

Một là đem cây đến trồng ở nơi có điều kiện tự nhiên hoàn toàn thích hợp với yêu cầu sinh thái của nó.

Hai là đem cây đến nơi có điều kiện tự nhiên cơ bản đáp ứng được đặc tính sinh vật học của cây trồng, có một số không thích hợp nhưng có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật như bón phân, tưới nước, trồng những dải rưng phòn hộ cải thiện điều kiện hoàn cảnh. Nói cách khác, xuất phát từ điều kiện tự nhiên đã có , sau đó chọn cây có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao để gây trồng. Trong sản xuất đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất.

Ba là làm thay đổi đặc tính di truyền, tạo ra giống mới làm cho nó có thể thích ứng với điều kiện tự nhiên mới, phương pháp này còn ít trong sản xuất hiện nay.

Căn cứ và điều kiện tự nhiên để chọn loài cây trồng cần hải dựa vào nhân tố như khí hậu, đất đai, và địa hình sao cho đáp ứng tốt nhất mục đích kinh doanh.

i) Khí hậu: Là nhân tố hàng đầu, quyết định sự phân bố của một loài cây. Mỗi loài cây đều có một điều kiện khí hậu thích hợp nhất và có giới hạn thích ứng nhất định. Chính vì vậy mỗi loài cây đều có trung tâm phân bố tự nhiên, càng xa trung tâm phân bố tự nhiên cây càng sinh trưởng phát triển kém. Trong chọn loài cây trồng cần phân biệt rõ điều kiện khí hậu thích hợp với điều kiện mà nó có thể thích ứng. Các yếu tố của điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tổng hợp đến cây trồng nhưng nhiệt độ và lượng mưa là hai yêu tố quan trọng nhất. Yếu tố nhiệt độ cần chý ý đến nhiệt độ bình quân năm và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiệt độ tối thấp. Nhiệt độ bình quân năm có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển bình thường của cây trồng, còn nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp quyết định sinh tồn của nó. Lượng mưa cần xem xét tổng lượng mưa cả năm và lượng mưa trong năm (các tháng).

ii) Đất đai: Tương tự như khí hậu, đất đai có ảnh hưởng khá rõ đến cây trồng, mỗi loài cây đều có phạm vi thích hợp và thích ứng với một số loại đất nhất định. Trên đất thích hợp cây sinh trưởng nha, khả năng kháng sâu bệnh cao, tuổi thọ, chất lượng và sản lượng đều cao. Vì vậy khi chọn cây trồng phải chú ý các yêu cầu của cây đối với đất đai.

iii) Địa hình: Địa hình có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nguồn năng lượng mặt trời, tạo nên các hướng phơi khác nhau, quá trình phong hóa cũng khác nhau, vì vậy nó quyết định đến quá trình hình thành đất. Sự thay đổi của địa hình nhất là độ cao so với mực nước biển và hướng dốc có ảnh hưởng rõ đến tiểu khí hậu và quá trình hình thành đất.

3.5.2. Phương pháp thu thập và sử lý số liệu

Đề tài tiến hành thu thập số liệu cả từ các nguồn thứ cấp và sơ cấp.

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài tiến hành thu thập có nguồn số liệu thứ cấp như các tài liệu, báo cáo liên quan đến điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế vùng dự án trồng Cao su tại tỉnh Hà Giang, từ các trường đại học, Viện nghiên cứu, Tổng công ty Cao su Việt Nam, công ty cổ phần Cao su Hà Giang, Công ty Cao su Vân Nam - Trung Quốc, một số doanh nghiệp trồng rừng Cao su của Vân Nam - Trung Quốc và từ một số nguồn thông tin từ các công trình nghiên cứu về Cao su đã được công bố lên mạng internet dưới dạng các bài báo khoa học, các bài báo đăng tải thông tin đại chúng và các dạng ấn phẩm khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra thực địa, bao gồm việc điều tra lập địa (đất) ở khu vực và tiến hành điều tra sinh trưởng và phát triển của cây Cao su ở thực địa.

c. Đánh giá phân loại lập địa tại 2 địa điểm trồng Cao su (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đề tài tiến hành điều tra một số đặc điểm đất tại 2 điểm trông Cao su để xác định độ dày tầng đất, độ phì của đất, phân loại đất, tỷ lệ đá lẫn… Tiến hành đào phẫu diện có kích thước: Chiều dải 1,2 m, chiều rộng 0,8 m, chiều sâu 1,2 m, sau đó điều tra mô tả đất và ghi vào mẫu sau:

Phiếu điều tra đất

- Vị trí - Độ dốc - Số hiệu phẫu diện - Thực bì - Hướng dốc - Độ cao

- Ngày điều tra - Thời tiết ngày điều tra - Đá mẹ - Người điều tra

Tên đất Tầng đất Độ sâu tầng đất Màu sắc Độ chặt Thành phần cơ giới Kết cấu Tỷ lệ rễ cây (%) Tỷ lệ đá lẫn (%) Chất mới Sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

d. Đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây Cao su

Tổng diện tích nghiên cứu là 9,2 ha, nằm ở 2 xã Vô Điếm và Trung Thành. Với 07 giống Cao su. Các giống này được trồng theo các hàng (6 đến 17 hàng mỗi giống, với số cây mỗi giống 120 đến 473 cây), các hàng được trồng theo đường đồng mức, cụ thể như sau:

Điểm trồng xã Trung Thành huyện vị Xuyên (diện tích 4,2 ha)

IAN 873 (458 cây, 6 hàng) RRIC 121 (437 cây, 6 hàng) GT1 (160 cây, 08 hàng) RRIM 600 (160 cây, 8 hàng) LH 88/72 (278 cây, 07 hàng) RRIM 712 (216 cây, 6 hàng) RRIV 1 (120 cây, 7 hàng)

Điểm trồng xã Vô Điếm (diện tích 5 ha)

IAN 873 (443 cây, 14 hàng) RRIC 121 (457 cây, 10 hàng) GT1 (473 cây, 12 hàng) RRIM 600 (400 cây, 17 hàng) LH 88/72 (403 cây, 12 hàng) RRIM 712 (410 cây, 10 hàng) RRIV 1 (458 cây, 8 hàng)

Việc đánh giá sinh trưởng, phát triển thông qua điều tra các ô tiêu chuẩn cố định. Mỗi giống Cao su (07 giống ) lập 01 OTC có diện tích khoảng 1.000 m2 (48 cây/giống). Đánh số thứ tự các cây trong OTC, định kỳ 04 tháng tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về đường kính thân ở vị trí: Đường kính vanh gốc (D00) m và đường kính vanh thân cây ở vị trí 1,0 m (Theo quy định chung của Tập đoàn Cao su VN đo đường kính vanh thân cây ở vị trí 1m), chiều cao vút ngọn, số tầng tán, chiều rộng của tán lá, tình hình sâu bệnh hại.

+ Đo chiều cao toàn thân cây (Hvn) bằng sào, đơn vị đo bằng mét (m); + Đo chu vi thân tại vị trí D00 và D1.0 (đo chu vi thân tại vị trí 1m), dụng cụ đo bằng thước dây có độ chính xác đến mm;

+ Chiều rộng của tán lá đo bằng thước dây (theo hai hướng DT, NB); + Tình hình sâu bệnh hai: Chọn 5 điểm trên /giống, điều tra theo đường chéo góc, cấp bệnh phân thành 05 cấp gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cấp 0: Không bệnh;

+ Cấp 1: Rất nhẹ (Rnh): (+) Gây hại: dưới 10%;

+ Cấp 2: Nhẹ (Nh): (++)Gây hại: 10 - 25%;

+ Cấp 3: Trung bình (TB): (++++) Gây hại: 25 -50%;

+ Cấp 4: Nặng (N): (++++) Gây hại: 50 - 75%;

+ Cấp 5: Rất nặng (RN): (+++++) Gây hại: >75%

- Phân loại cây: tốt, trung bình, xấu;

Tiêu chuẩn cây tốt: Là những cây phát triển cân đối, chiều cao và đường kính lớn hơn chiều cao và đường kình trung bình của các cây trong ô tiêu chuẩn, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn…

Tiêu chuẩn cây trung bình: Là những cây có chiều cao và đường kính không quá thấp hoặc vượt trội, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn…

Tiêu chuẩn cây xấu: Là những cây có chiều cao và đường kính nhỏ hơn cây trinh bình, thân cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc…

- So sánh sinh trưởng và phát triển của 07 giống cây Cao su với nhau trên cùng 1 điều kiện lập địa; So sánh sinh trưởng của cùng một giống Cao su trên 2 điều kiện lập địa khác nhau lựa chọn giống có tính thích ứng (Khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất).

- So sánh kết quả đo đếm về sinh trưởng và phát triển của cây trồng trên địa bàn với các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu bắt buộc đối với cây Cao su trồng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản do Tập đoàn Cao su Việt Nam ban hành. Đưa ra kết luận về mức độ phù hợp của cây Cao su tại các địa điểm trồng và những khuyến cáo cần thiết.

e. Sử lý số liệu

Khi sử lý số liệu nội nghiệp sử dụng bảng tính XL... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các chỉ tiêu về chu vi, chiều cao, đường kính tán lá được tính theo công thức bình quân gia quyền (n>30);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Chỉ tiêu Hdc, Dt được tính theo công thức bình quân cộng; + Tính lượng tăng trưởng hàng năm về chu vi thân, chiều cao;

Ha ΔH= a ; Da ΔD= a Trong đó:

ΔH, ΔD: Là lượng tăng trưởng bình quân chung năm về chiều cao và

chu vi.

Ha,, Da: Là trị số chiều cao vút ngọn trung bình và chu vi trung bình ở tuổi a.

* Phân loại chất lượng cây (%)

Cây tốt =  cây tốt

x 100 N

Cây trung bình =  cây trung bình

x 100 N

Cây xấu =  cây xấu

x 100 N

(N: là tổng số cây điều tra).

* Tỷ lệ cây sống T% được tính theo công thức:

T% = Cây sống x 100

Tổng số cây thí nghiệm

f. Phân tích số liệu

Số liệu về sinh trưởng sẽ được phân tích thông qua việc sử dụng phần mềm Excel. Cụ thể:

Tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của Doo, Hvn,D1.0 : Vào Excel sau đó nhập các số liệu về Doo, Hvn,D1.0 của mỗi OTC Trên thanh công cụ Tools vào Data Analysis

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong hộp hội thoại Data Analysis chọn mục Desriptive statistic Hộp thoại xuất hiện ta lần lượt thực hiện các bước sau:

 Khai vùng số liệu đã được nhập vào mục Input range

 Khai vùng xuất kết quả vào mục Output range

 Chọn và tích vào mục Summary statistic; Confidence Level for Mean

 Bấm OK ta sẽ được một bảng kết quả, trong đó: Mean: Là trị số trung bình mẫu (X) cần tính

Standard Deviation: Là sai tiêu chuẩn mẫu (S) cần tính

Sau khi tính các trị số trung bình và sai tiêu chuẩn mẫu của D1.0 , HVn , từ đó tiến hành tính hệ số biến động (% S) theo công thức:

  S (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

S % = ×100 X

g. Kiểm tra giả thuyết thống kê - So sánh hai phương sai mẫu

Giả thuyết Ho: 2 2

1 2

S =S Hai phương sai bằng nhau H1: 2 2

1 2

S S Hai phương sai có sự khác biệt

Lập tỷ số 2 1 2 2 S F= S (Nếu 2 2 1 2

S >S hoặc ngược lại)

Kết quả tính toán được so sánh với F05(n1-1, n2-2)

Nếu F < F05(n1-1, n2-2) thì giả thuyết Ho được chấp nhận, bác bỏ giả thuyết H1, có nghĩa là hai phương sai mẫu không có sự khác biệt

Nếu F > F05(n1-1, n2-2) thì giả thuyết H1 được chấp nhận, bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là hai phương sai mẫu có sự khác biệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- So sánh hai giá trị trung bình

Giả thuyết

Ho: μ =μ Hai giá trị trung bình bằng nhau 1 2 H1: μ1 μ2Hai giá trị trung bình có sự khác biệt Lập tỷ số: 2 2 1 2 1 2 X-Y S= S S + n n              

Kết quả tính toán được so sánh với α

2

U = 1,96

Nếu S < α

2

U thì giả thuyết Ho được chấp nhận, bác bỏ giả thuyết H1, có

nghĩa là hai giá trị trung bình không có sự khác biệt Nếu S > α

2

U thì giả thuyết H1 được chấp nhận, bác bỏ giả thuyết H0, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tìm hiểu phƣơng thức, kỹ thuật trồng cây Cao su

Hai mô hình trồng Cao su tại xã Vô Điếm huyện Bắc Quang và xã Trung Thành huyện Vị Xuyên được áp dung phương thức, kỹ thuật trồng theo quy trình của Tổng công ty Cao su Việt Nam ban hành năm 2004, cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất được xử lý sạch thực bì trước khi đào hố trước khi trồng 60 ngày, Hố được đào với kích thước dài 70 cm, rộng 50 cm, sâu 60 cm, khi đào để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy, để ải trước khi trồng 15 ngày. Mỗi hố bón 300 g phân lân nung chảy, 10 kg phân chuồng ủ hoai. Công việc lấp hố được thực hiện trước khi trồng 5 ngày.

Tiêu chuẩn giống đem trồng là cây dạng stum rễ trần 10 tháng tuổi, đường kính của stum đo cách mặt đất 10 mm đạt từ 16 mm trở lên. Mắt ghép tốt, sống ổn định, có ít nhất 2 tầng lá.

Thời vụ trồng vào vụ xuân hè (tháng 7 năm 2008), Trồng dặm tiến hành trong năm thứ nhất và năm thứ 2. Hai mươi ngày sau khi đem trồng, tiến hành kiểm tra để trồng dặm những cây chết hoặc cây có mắt ghép chết. Số lượng cây

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su trồng tại hà giang (Trang 37 - 86)