Thực trạng ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su trồng tại hà giang (Trang 35 - 37)

Theo kết quả thống kê, tổng diện tích đất lâm nghiệp 3 huyện là 194.328 ha, trong đó:

- Rừng sản xuất: 67.760,15 ha; - Rừng phòng hộ: 97.339,38 ha; - Rừng đặc dụng: 29.228,75 ha.

Huyện Bắc Quang có tỷ lệ đất lâm nghiệp/ đất tự nhiên cao nhất (60%), Vị Xuyên 56 % và Quang Bình 54 %. Độ che phủ rừng từ 54,5 % - 58%;

Tại địa bàn xã đã thực hiện tốt chính sách giao đất giao rừng đến nay cơ bản diện tích rừng và đất rừng đã có chủ quản lý (gồm 3 chủ thể chính là hộ gia đình, xã, thôn quản lý). Đi đôi với giao đất giao rừng công tác tuyên truyền phổ biến thực hiện luật bảo vệ phát triển rừng được chú trọng, các hộ gia đình tham gia thực hiện tốt chương trình trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng bằng vốn đầu tư của các chương trình dự án 327 và hiện nay là chương trình dự án 661 với mức đầu tư cho (khoanh nuôi, bảo vệ là 100.000 đồng/ha, trồng rừng mới: phòng hộ 10 triệu đồng/ha/ 4 năm; sản xuất 2 triệu đồng/ha ).

Những năm gần đây Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích mạnh mẽ cho phát triển lâm nghiệp, dự án trồng rừng sản xuất được triển khai trên diện rộng tại địa phương thông qua chương trình 661 trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên từ năm 2006 - 2010 đã trồng được trên 25.000 ha. Ba đơn vị trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam là Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham, Công ty Lâm nghiệp Vĩnh Hảo, Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích trồng trong 4 năm qua khoảng 6.000 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4. Đánh giá chung

Những thuận lợi

Lực lượng lao động trong vùng dồi dào, đất đai phì nhiêu, nhân dân cần cù chịu khó, cộng đồng các dân tộc sống đoàn kết, có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc.

- Các chương trình Dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã thúc đẩy nền kinh tế của các huyện trong vùng phát triển, nhân dân yên tâm sản xuất và tin tưởng vào chủ trương hỗ trợ phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Những khó khăn

Kinh tế của các xã còn khó khăn, số hộ nghèo chiếm cao, chất lượng lao động thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, đất lâm nghiệp tương đối tốt, điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng thế mạnh của sản xuất lâm nghiệp trong đó trồng rừng sản xuất chưa được phát huy hết, giá trị từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp thấp. Các loại hình dịch vụ cũng như các ngành nghề khác chưa phát triển và chưa giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động trong vùng cũng như cải thiện thu nhập của người dân.

Các dự án, chương trình đầu tư phát triển lâm nghiệp đã và đang được triển khai trên địa bàn các huyện, xã. Tuy nhiên quá trình đầu tư đang ở giai đoạn đầu nên người dân mới chỉ được hưởng các hợp phần về đầu tư hạ tầng, còn nguồn thu từ rừng chưa đáng kể.

Nhìn chung kinh tế của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, kinh tế chậm phát triển, nguồn lao động dồi dào nhưng lao động kỹ thuật ít, trình độ kỹ thuật hạn chế, phương thức canh tác ở một số xã vùng sâu còn lạc hậu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su trồng tại hà giang (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)