Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các giờ TNSP, trao đổi với GV và SV tại các trường thực nghiệm, đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức của SV qua các bài kiểm tra cho phép chúng tôi nhận định:
- Các tham số thống kê: Phương sai (S2), độ lệch chuẩn (δ), hệ số biến thiên của nhóm thực nghiệm luôn nhỏ hơn nhóm đối chứng. Nghĩa là độ phân tán về điểm số xung quanh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm là nhỏ.
- Hệ số Student theo tính toán luôn có giá trị lớn hơn các giá trị t(n,α) tra trong bảng phân phối Student. Điều này khẳng định điểm số thực nghiệm của nhóm thực nghiệm là hoàn toàn có nghĩa chứ không phải là ngẫu nhiên.
- Chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng được thể hiện ở chỗ:
+ Điểm trung bình của SV ở nhóm thực nghiệm tăng dần và bao giờ cũng cao hơn nhóm đối chứng.
+ Điểm khá giỏi của nhóm thực nghiệm luôn cao hơn nhóm đối chứng; - Các đường biểu diễn sự phân phối tần suất trong các lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm đều nằm về bên phải và dịch chuyển theo chiều tăng của điểm số X so với nhóm đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này chúng tôi đã trình bày chi tiết toàn bộ quá trình thực nghiệm sư phạm, các kết quả đã đạt được đồng thời phân tích định tính, đánh giá định lượng các kết quả đó. Từ những kết quả đạt được khi thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận thấy:
- Nhìn chung tiến trình dạy học đã thiết kế là khả thi, việc tổ chức các tình huống học tập đã kích thích hứng thú học tập ở HS, lôi cuốn HS tham gia vào hoạt động học tự lực, sáng tạo, giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh tri thức, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và vững chắc.
- Hệ thống câu hỏi định hướng là phù hợp với logic hình thành kiến thức, phù hợp với các kiểu hướng dẫn HS trong dạy học giải quyết vấn đề. HS có điều kiện được trao đổi, được diễn đạt ý kiến, suy nghĩ của mình, HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. HS không thụ động mà tích cực, tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập qua đó rèn luyện khả năng tư duy và phát triển năng lực sáng tạo của mình.
- Kết quả TN chứng tỏđề tài có tính khả thi, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS, giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn.
Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy còn một số mặt hạn chế, đó là:
- Để có thể tổ chức thành công được một giờ học theo định hướng trên , GV phải mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị. Quá trình tổ chức dạy học cũng mất nhiều thời gian hơn so với cách dạy học truyền thống. PPDH này còn đỏi hỏi GV phải có năng lực tổ chức, điều khiển, khả năng xử lí tình huống tốt. HS phải làm việc tích cực trong khi đó các em vẫn còn thói quen tiếp thu kiến thức một cách thụđộng.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, đối chiếu với mục đích và các nhiệm vụ cần giải quyết của đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:
1. Phân tích và làm rõ được cơ sở lý luận của năng lực sáng tạo, quá trình dạy học, các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính năng lực sáng tạo của người học.
Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Năng lực sáng tạo chính là khả năng thực hiện được những điều sáng tạọ Đó là biết làm thành thạo và luôn luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng phù hợp với thực tế. Tư duy sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ với các thành phần khác của năng lực trí tuệ như, tính tự giác, tích cực, tính tự lực, với tri thức, với năng lực giải quyết vấn đề và năng lực tự học.
Đối với học sinh phổ thông, tất cả những gì mà họ “tự nghĩ ra” khi GV chưa dạy, HS chưa đọc sách, chưa biết được trao đổi với bạn bè đều coi như có mang tính sáng tạọ Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan
điểm đạo đức. Trong dạy học vật lí, để hướng phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trường chuyên, GV cần vận dụng chu trình sáng tạo của nhận thức vật lí và dạy học nêu vấn đề, chú ý rèn luyên năng lực tự học và tập dượt cho HS giải các bài tập sáng tạọ
2. Dựa trên cơ sở lý luận chúng tôi đã thực hiện điều tra sư phạm, xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 nâng cao, lôi cuốn được học sinh vào hoạt động tự lực, sáng tạo giải quyết vấn đề, phát triển năng lực tư duy, chiếm lĩnh kiến thức.
3. Quá trình TNSP đã chứng tỏ tính khả thi của tiến trình dạy học đã soạn thảọ Kết quả thu được sau thực nghiệm đã chứng tỏ các phương pháp dạy học tích cực trên không những đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng, nắm vững kiến thức mà
còn phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện các kỹ năng sống, làm việc của người học.
4. Do điều kiện hạn chế, chúng tôi mới chỉ thực nghiệm ba bài học ở hai trường chuyên vùng trung du và miền núi, tiến hành trên một số lượng ít các đối tượng, vì vậy việc đánh giá hiệu quả của đề tài chưa mang đầy đủ tính khái quát. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng đối tượng nghiên cứu theo hướng của đề tài với hy vọng sẽ thu được những kết quả khả quan đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở các trường phổ thông.
Đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề rạ
2. Kiến nghị
Với giáo viên: Để phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của HS, lôi cuốn HS tích cực chủ động tham gia vào quá trình học tập thì trước tiên người GV cần phải phải thật sự tâm huyết với việc rèn luyện, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Vấn đề rèn luyện, phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh, phải được tiến hành liên tục, có hệ thống trong suốt quá trình học tập.
Với các cấp quản lý:
- Cần khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, hạn chế phương pháp dạy học cũ (thuyết trình, giảng giải, minh họa …).
- Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm, phòng học bộ môn, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học được tốt hơn.
- Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về các phương pháp dạy học tích cực. - Đổi mới việc đánh giá giờ dạy của giáo viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng vật lý 10,
Nxb Giáo dục
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Luật Giáo dục, NXB Tư pháp, Hà Nội
3. Tô Văn Bình (2010), Giáo trình phát triển tư duy và năng lực sáng tạo trong dạy học Vật lý. Tài liệu dùng cho học viên cao học Lý luận vật lý sư phạm Thái Nguyên.
4. Tô Văn Bình (2002), Phân tích chương trình vật lý THPT, Tài liệu dùng cho học viên cao học Lý luận vật lý sư phạm Thái Nguyên.
5. Nguyễn Văn Đồng (chủ biên) (1980), Phương pháp giảng dạy vật lí, NXB
Giáo dục, Hà Nộị
6. Bùi Hiển (2001), Từđiển Giáo dục học, Nxb Từđiển Bách khoạ 7. Đào Hữu Hồ (2001), xác suất, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nộị
8. Đặng Vũ Hoạt (Chủ biên) (2005), Lý luận dạy học ở Đại học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nộị
9. Bùi Quang Hân (Chủ biên) (2000), Giải toán Vật lý 10 – tập 2, Nxb Giáo dục
10. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Tổ chức và định hướng hoạt động học tự chủ, sáng tạo trong dạy học phần “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 Trung học phổ thông, luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm, Hà Nộị
11. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên) (2006), Sách
giáo khoa Vật lí lớp 10 nâng cao, Nxb Giáo dục.
12. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên) (2006), Vật lí lớp 10 nâng cao - Sách giáo viên, Nxb Giáo dục.
13. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2008), Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông – Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nộị
14. Nguyễn Văn Khải (Chủ biên) (2009), Kiểm tra đánh giá và vận dụng trong dạy học, Bài giảng chuyên đề thạc sỹ
15. Vương Cẩm Hương (2006), Rèn luyện năng lực chủđộng sáng tạo cho học sinh khi dạy hoá học ở trường THCS. Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục. Hà nộị
16. Nguyễn Văn Lê (1998), Cơ sở khoa học của sáng tạo, NXB Giáo dục, Hà Nộị
17. Phạm Thị Mai, Bùi Thị Hiên, Lê Bá Tứ (2004), Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT vềđổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí, Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.
18. Phạm Hồng Quang (2008), Lý luận dạy đại học, Bài giảng chuyên đề lớp Bồi dưỡng giảng viên Cao đẳng, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
19. Nguyễn Thạc, Phạm Thanh Nghị (1992), Tâm lý học Đại học Sư phạm, NXB
Giáo dục, Hà Nộị
20. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên) (2004), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm, Hà nộị
21. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An (2005), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, Nxb Giáo dục.
22. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực,tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nộị
23. Phạm Hữu Tòng (2007), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lý,
Bài giảng chuyên đề Cao học, Hà Nộị
24. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, Nxb
Giáo dục, Hà Nộị
25. Thái Duy Tuyên (2002), Phát huy tính tích cực nhận thức của người học, Tạp chí giáo dục 1/2002.
26. Nguyễn Đình Thước (2010), Những bài tập sáng tạo về Vật lý trung học phổ
thông, Nxb ĐHQG Hà Nội
27. Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nộị
28. Lê Hải Yến (2008), Dạy và học cách tư duy, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nộị
29. ỊIạLECNE (1997), Dạy học và nêu vấn đề, Nxb Giáo duc, Hà Nộị
30. Văn kiện nghị quyết TW 2, khóa VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam,
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI GIÁO VIÊN
(Phiếu này dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học, rất mong các đồng chí cộng tác, giúp đỡ)
Họ và tên (có thể ghi hoặc không) ... Chức vụ:………...… Thâm niên dạy học:... Tên trường ... Trình độ học vấn: Đại học Sau đại học
Xin thầy/cô vui lòng trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1. Trong điều kiện thời lượng dành cho môn Vật lý còn hạn hẹp, trong khi lượng kiến thức khá lớn. Theo thầy/cô để phát huy tính tính sáng tạo của HS mà vẫn đảm bảo nội dung kiến thức, nhất thiết phải:
Thực hiện đầy đủ nội dung trong sách giáo khoa và phải thật cô đọng, chặt chẽ
Giao nhiệm vụ cho HS nghiên cứu trước tài liệu ở nhà
Tổ chức được hoạt động của HS một cách hợp lí, nhằm giúp họ tự XD kiến thức. Đặt câu hỏi cho HS
Làm thí nghiệm hay sử dụng đồ dùng trực quan Liên hệ nội dung bài học với thực tiễn
Câu 2. Thầy/cô có nhận xét gì vềđiều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường mình về số lượng và hiệu quả sử dụng? Danh mục các điều kiện Nhận xét, đánh giá 2.1. Cơ sở vật chất trường sở (phòng học, bàn ghế,…) 2.2. Thư viện 2.3. Các phòng chức năng, bộ môn 2.4. Đồ dùng dạy học (Thí nghiệm, mô hình)
2.5. Máy chiếu qua đầu / máy chiếu đa năng 2.6. Máy vi tính 2.7. Mạng Internet 2.8. Tài liệu học tập của HS 2.9. Tài liệu phục vụ giảng dạy cho GV 2.10. Ý kiến khác: ... ...
Câu 3. Thầy/cô hãy kể tên những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực mà thấy/cô biết và làm thế nào mà thầy/cô biết những phương pháp, kĩ thuật hạy học tích cực nàỷ ...
...
...
Câu 4. Khi dạy học kiến thức các định luật bảo toàn trong chương “Các định luật bảo toàn” thầy/cô sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học nàỏ Phương pháp đàm thoại, thuyết trình Phương pháp dạy học nêu vấn đề Chia nhóm, thảo luận Làm thí nghiệm hoặc sử dụng đồ dùng trực quan Liên hệ nội dung bài học với thực tiễn Câu 5. Khi dạy học kiến thức các định luật bảo toàn trong chương “Các định luật bảo toàn” thầy/cô có sử dụng thí nghiệm không và sử dụng với mục đích gì? ...
...
...
...
Câu 6. Theo kinh nghiệm của thầy/cô, khi học kiến thức các định luật bảo toàn trong chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 HS hay mắc phải những khó khăn, sai lầm nàỏ (Xin hãy cho biết cụ thể).
...
...
...
...
...
Câu 7. Hãy cho biết những khó khăn mà thầy/cô gặp phải khi dạy kiến thức các định luật bảo toàn trong chương “Các định luật bảo toàn” (Xin hãy cho biết cụ thể). ... ... ... ... ... ………
Phụ lục 2:
PHIẾU PHỎNG VẤN HỌC SINH
(Phiếu này dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học, không sử dụng đểđánh giá. Mong các em vui lòng trả lời các câu hỏị)
Họ tên học sinh: ...
Trường: ...
Lớp: ...
1. Kết quả học môn Vật lý trong học kì vừa qua………...
(Em hãy điền dấu “ ” vào ô nêu dưới đây nếu nó phù hợp với ý kiến của em)
2. Thời gian dành cho tự học môn Vật lý Ngày nào cũng học
Học vào ngày hôm trước nếu hôm sau có giờ lý Chỉ học khi giáo viên có yêu cầu kiểm tra Khi chuẩn bị kiểm tra
3. Các tài liệu về môn vật lý mà em có:
Sách giáo khoa Có Không
Sách bài tập Có Không
Tài liệu tham khảo Có Không
4. Trong các giờ học Vật lý GV có sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau không?
Có Không Đôi khi
5. Trong các giờ học hướng dẫn tự học môn Vật lý trên lớp, em có thấy hứng thú không? Rất hứng thú
Bình thường Không hứng thú.
6. Cách em thường học môn Vật lý
Thường xuyên Đôi khi Không Theo sách giáo khoa (SGK)
Theo vở ghi
Làm hết bài tập trong SGK Học kềt hợp SGK và vở ghi
Học lý thuyết trước khi làm bài tập
Đọc lý thuyết trước để chuẩn bị học bài mới Đọc thêm tài liệu và làm bài tập ở sách tham khảo
7. Nếu được tổ chức hướng dẫn tự học một nội dung kiến thức nào đó trong chương trình Vật lý thì em thích được các thầy (cô) tổ chức theo những cách nào sau đâỷ
Hướng dẫn lập dàn ý tóm tắt nội dung kiến thức. Hướng dân lập sơđồ nội dung kiến thức.
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi ôn tập. Hướng dẫn làm các bài tập luyện tập. Tổ chức thảo luận, trao đổi nhóm.
Ôn tập thông qua các bài thực hành thí nghiệm ngoại khoá. 8. Em có nhận xét gì về nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn”?
Khó hiểụ Bình thường. Rất trừu tượng. Rất dễ. 9. Em có đề nghị gì để học tốt môn Vật lý? ... ... ... Ngày……tháng…….năm 2012
Phụ lục 3:
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1
Bài 1: Một quả bóng có khối lượng m=300g va chạm vào tường và nảy trở lại với