Luyện tập giải các bài toán sáng tạ ọ

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trường chuyên khi dạy chương các định luật bảo toàn vật lý 10 nâng cao (Trang 44 - 47)

Trong dạy học vật lý, bài tập là phương tiện giáo dưỡng có hiệu quảđặc biệt. Bài tập được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học nhất là giai đoạn củng cố, vận dụng, khắc sâu, mở rộng kiến thức. Chỉ có thông qua hoạt động tự lực giải các bài tập vật lý thì kiến thức mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và biến thành vốn riêng của người học; thông qua giải bài tập việc nắm vững kiến thức mới đạt đến mức độ phân tích, tổng hợp, đánh giá (theo thang 6 bậc nhận thức của Bloom). Bài tập vật lý rất đa dạng và phong phú, có nhiều cách gọi tên, phân loại khác nhau dựa theo việc chọn tiêu chí khác nhaụ Nếu căn cứ tính chất của quá trình

tư duy khi giải bài tập là tính chất tái hiện (tái hiện cách thức thực hiện) hay tính chất sáng tạo có thể chia thành hai loại:

- Bài tập luyện tập (BTLT): dùng rèn luyện kĩ năng áp dụng những kiến thức xác định giải các bài tập theo một khuân mẫu đã có. Tính chất tái hiện của tư duy thể hiện ở chỗ: Học sinh so sánh bài tập cần giải với các dạng bài tập đã biết và huy động cách thức giải đã biết; trong đề bài đã hàm chứa angôrit giảị

- Bài tập sáng tạo (BTST): Khái niệm bài tập sáng tạo về vật lý được V.G. Ra- zu-mốp-xki nêu ra từ những năm 60 của thế kỉ 20. Đó là bài tập mà giả thiết không có những thông tin đầy đủ liên quan đến hiện tượng, quá trình vật lý, có những đại lượng vật lý được ẩn dấu; điều kiện bài toán không chứa đựng những chỉ dẫn trực tiếp và gián tiếp về angôrit giải hay kiến thức vật lý cần sử dụng. Loại bài tập này cần cho việc bồi dưỡng các phẩm chất tư duy của sáng tạo: tính linh hoạt, mềm dẻo, độc đáo, nhạy cảm. Tính chất sáng tạo không có angôrit cho việc giải bài tập, đề bài che dấu dữ kiện khiến người giải phải liên hệ với một angôrit đã có. Với BTST người giải phải vận dụng kiến thức linh hoạt trong những tình huống mới (chưa biết), phát hiện điều mới (về kiến thức kĩ năng hoạt động hoặc thái độứng xử mới).

Việc phân chia này mang tính tương đối bởi “cái mới” có tính tương đối phụ thuộc vào đối tượng giải bài tập và phụ thuộc vào thời điểm sử dụng: “mới” tại thời điểm này (khi đó là BTST) nhưng sau đó đã biết thì lại trở thành BTLT (cho từng học sinh). [26]

KT LUN CHƯƠNG 1

Sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Các đặc trưng cơ bản của tư duy sáng tạo: Phải có sự tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng sang một tình huống mới, nhìn thấy vấn đề mới trong những điều kiện quen biết đúng quy cách, nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết, nhìn thấy cấu trúc của đối tượng nghiên cứu, nhìn thấy nhiều lời giải cho một bài toán, biết phối hợp các phương thức giải quyết vấn đề đã biến thành một phương thức mới, sáng tạo một phương thức giải độc đáo khi đã biết các phương thức giải mớị

Năng lực sáng tạo chính là khả năng thực hiện được những điều sáng tạọ Đó là biết làm thành thạo và luôn luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng phù hợp với thực tế. Tư duy sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ với các thành phần khác của năng lực trí tuệ như, tính tự giác, tích cực, tính tự lực, với tri thức, với năng lực giải quyết vấn đề và năng lực tự học.

Đối với học sinh phổ thông, tất cả những gì mà họ “tự nghĩ ra” khi GV chưa dạy, HS chưa đọc sách, chưa biết được trao đổi với bạn bè đều coi như có mang tính sáng tạọ Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan

điểm đạo đức. Trong dạy học vật lí, để hướng phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trường chuyên, GV cần vận dụng chu trình sáng tạo của nhận thức vật lí và dạy học nêu vấn đề, chú ý rèn luyên năng lực tự học và tập dượt cho HS giải các bài tập sáng tạọ

Những điều trên sẽ được đề tài vận dụng một cách triệt để vào thiết kế việc tổ chức dạy học các nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” – SGK Vật lý 10 nâng caọ

CHƯƠNG 2

THIT K TIN TRÌNH DY HC MT S KIN THC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUT BO TOÀN” VT LÝ 10 NÂNG

CAO THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LC TƯ DUY SÁNG TO CHO HC SINH TRƯỜNG CHUYÊN

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trường chuyên khi dạy chương các định luật bảo toàn vật lý 10 nâng cao (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)