Những nguyên nhân cơ bản và biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Lựa chọn và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Cơ học Vật lý 8, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh (Trang 45 - 126)

1.6.4.1. Giáo viên

Nguyên nhân: Qua điều tra chúng tôi nhận thấy:

- Kiến thức về phương pháp và đổi mới phương pháp còn chưa được cập nhật hoặc nếu có cập nhật thì chưa biết vận dụng nhiều trong giờ học.

- Một số GV vẫn còn nặng nề về truyền tải nội dung kiến thức đã có sẵn mà ít chú trọng đến việc tổ chức hoạt động dạy học. Do áp lực công việc ngày càng nhiều gây nên tư tưởng ngại đổi mới. Thậm chí nhiều GV có quan niệm sai lầm là không thể áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực, tiên tiến hơn đối với học sinh miền núi, vì học sinh miền núi nhận thức còn hạn chế nên GV không truyền tải được nhiều nội dung, kiến thức trong một tiết học.

- Điều kiện kinh tế của GV miền núi còn nhiều khó khăn, ngoài giờ lên lớp GV còn làm thêm nhiều công việc khác để tăng thu nhập cho gia đình. Nhiều GV do tính chất nhà trường phải kiêm nghiệm hoặc làm thêm giờ nên hạn chế thời gian cho học sinh.

1.6.4.2. Học sinh

- Đa số HS chưa có hiểu biết đứng đắn về vai trò của bộ môn Vật lí trong thực tiễn cuộc sống, nên chưa có động cơ học tập đúng đắn, chưa có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp, còn ỷ lại vào sách giải sẵn, làm bài tập mang tính chất chống đối và hình thức

- Bản thân HS là người miền núi, điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, các HS ngoài giờ lên lớp còn phải phụ giúp công việc trong gia đình nên không có nhiều thời gian và điều kiện đầu tư cho học tập.

- Học sinh ít được giao lưu với các hoạt động xã hội, ít có cơ hội thể hiện mình nên còn rụt rè, khả năng tư duy trừu tượng kém nên các em ngại làm bài tập, ngại suy nghĩ những vấn đề phức tạp.

- Ngoài ra, còn do sự phát triển mạnh mẽ của các tệ nạn xã hội, các trò chơi giải trí trên mạng Internet đã tác động đến tâm lí làm phân tán mạnh mẽ tư tưởng và chi phối thời gian học tập của các em.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tính tích cực nhận thức là một trạng thái hoạt động của HS, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Tính TL THT là sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho sự tự học. Sự chuẩn bị này là tiền đề quan trọng cho hoạt động học tập có mục đích, cho sự điều chỉnh đảm bảo hoạt động đó có hiệu quả .

Tính tích cực, tự lực của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Hứng thú nhu cầu, động cơ, năng lực, ý chí, sức khoẻ, môi trường, truyền thống gia đình…Trong đó có nhiều nhân tố GV có thể tác động, điều chỉnh, phát huy chúng. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động dạy học của GV có tác động quan trọng đến việc rèn luyện tính tích cực, tự lực của HS. Để rèn luyện TTC và TTL của HS, nội dung DH phải mới, nhưng không qúa xa lạ với HS, phải gắn với thực tiễn kĩ thuật và đời sống của HS, phải thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS, PPDH phải đa dạng, kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau, sử dụng các phương tiện DH hiện đại, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình thức tổ chức DH phong phú. Cách ứng xử giữa GV và HS phải động viên, kích thích TTC của HS,…

Bài tập Vật lí có tầm quan trọng trong quá trình học tập môn Vật lí của học sinh, giải bài tập Vật lí sẽ giúp hình thành các phẩm chất cá nhân, đồng thời có thể kiểm tra, hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng và thói quen thực hành, mở rộng làm sâu các kiến thức đã học. Để bài tập Vật lí có thể góp phần phát huy tính tích cực là tự lực của học sinh GV cần lựa chọn được một hệ thống bài tập gắn với thực tế, đi từ dễ đến khó, từ cơ bản đến tổng hợp. Đồng thời GV phải giúp HS từng bước nắm được các bước chung giải 1 bài tập; cách giải các bài tập đặc trưng cho các phần kiến thức khác nhau.

Kết quả điều tra thực trạng dạy học BTVL ở ba trường: THCS Na Hang, THCS Thanh Tương, THCS Năng Khả thuộc huyện Na Hang cho thấy chất lượng giờ bài tập Vật lý còn thấp, hiệu quả chưa cao. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân chủ yếu là GV chưa chú trọng lựa chọn một hệ thống các bài tập vật lý theo chuyên đề, chưa quan tâm xây dựng phương pháp giải cho từng dạng bài tập, chưa sử dụng nhiều biện pháp phát huy tính tích cực và tự lực của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

LỰA CHỌN VÀ HƢỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP CHƢƠNG “ CƠ HỌC” VẬT LÝ 8 NHẰM PHÁT HUY

TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH

2.1. Phân tích nội dụng chƣơng “Cơ học” 2.1.1. Vị trí, vai trò của chƣơng

* Vị trí: Phần “Cơ học” trong chương trình vật lí 8 THCS thuộc chương I (phần đầu) trong sách giáo khoa vật lí 8.

* Vai trò:

- Cung cấp những kiến thức cơ bản, những khái niệm ban đầu của toàn bộ phần cơ học trong chương trình vật lí THCS.

- Giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng trong tự nhiên, trong kỹ thuật, trong đời sống hàng ngày.

Do vậy việc dạy phần kiến thức cơ học (Vật lí 8) như thế nào để học sịnh nắm chắc được kiến thức và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn là một vấn đề khá quan trọng mà GV vật lí quan tâm, nếu HS nắm chắc kiến thức cơ học sẽ tạo điều kiện tốt cho việc học các kiến thức tiếp theo ở lớp 10 và 12.

2.1.2. Cấu trúc nội dung của chƣơng

*Cấu trúc nội dung: Chương cơ học (Vật lí 8) được triển khai thực hiện từ năm 2006 có cấu trúc gồm 16 tiết lí thuyết, 01 tiết bài tập, 01 tiết ôn tập, 01 tiết thực hành, 01 tiết kiểm tra 1 tiết, 01 tiết kiểm tra học kì I, (theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và PPCT của Sở GDĐT). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nội dung Tiết theo PPCT

Học kì I

Chƣơng I: Cơ học

Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp

học tập bộ môn 1

Chuyển động cơ học 2

Vận tốc. 3

Chuyển động đều - Chuyển động không đều 4

Biểu diễn lực 5

Sự cân băng lực - Quán tính. 6

Lực ma sát 7

Bài tập 8

Kiểm tra 9

Áp suất 10

Áp suất chất lỏng 11

Bình thông nhau - Máy nén thủy lực. 12

Áp suất khí quyển. 13

Lực đẩy Ác-si-mét. 14

Thực hành và kiểm tra thực hành: Nghiệm lại lực đẩy

Ác-si-mét 15 Sự nổi 16 Ôn tập 17 Kiểm tra học kì I 18 Học kì II Công cơ học 19 Định luật về công 20 Công suất. 21 Cơ năng. 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các kiến thức phần cơ học HS đã được học ở lớp 6, tuy nhiên chỉ nghiên cứu dưới dạng định tính. Ở chương trình Vật lí 8 các kiến thức cơ bản phần cơ học HS ngoài việc nghiên cứu các bài định tính còn có thêm những bài tập định lượng nhưng ở mức độ đơn giản. Nội dung chính của chương này gồm những kiến thức như sau:

- Chuyển động cơ học, tính tương đối của chuyển động - Vận tốc, công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc

- Biểu diễn lực, hai lực cân bằng, quán tính, Lực ma sát - Áp suất, Áp suất chất lỏng, Áp suất khí quyển

- Lực đẩy Ác-si-met, sự nổi

- Công cơ học, định luật về công, công suất - Cơ năng, sự bảo toàn và chuyển hóa cơ năng

2.1.3. Mục tiêu cần đạt đƣợc khi dạy học chƣơng

* Mục tiêu về kiến thức:

- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. - Nêu được ví dụ về chuyển động cơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

- Nêu được ý nghĩa vật lý của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.

- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình. - Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.

- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.

- Nêu được lực là đại lượng vectơ hay nắm được các yếu tố của lực? - Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động. - Nêu được quán tính của một vật là gì và các thí dụ minh họa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn; ma sát có lợi, ma sát có hại và cách làm tăng giảm lực ma sát.

- Nêu được khái niệm áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất.

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.

- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng hay áp suất phụ thuộc vào độ cao trong lòng một chất lỏng?

- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.

- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.

- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét và ND định luật.

- Nêu được điều kiện nổi của vật.

- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công. - Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh hoạ.

- Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất.

- Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng. - Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.

* Mục tiêu về kỹ năng:

- Vận dụng được công thức v = s

t

- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều. - Biểu diễn được lực bằng vectơ.

- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính. - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.

- Vận dụng được công thức p = F

S.

- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng. - Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = Vd. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét. - Vận dụng được công thức A = F.s. - Vận dụng được công thức P = t A . * Mục tiêu về thái độ:

- Hăng hái tham gia các hoạt động học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài. - Hứng thú, chủ động, tích cực trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra. - Nghiêm túc, khẩn trương khi tham gia các hoạt động học tập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2. Hƣớng dẫn giải bài tập vật lý

Giáo viên cho hoc sinh hoat động cá nhân, kiểm tra lại từng bước giải, đặc biệt là tiến trình giải cụ thể và đáp số bài toán.

Bài toán cụ thể: Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.

Hướng dẫn giải Bước 1:

- Gv giao bài tập cho tất cả học sinh trong lớp

- Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc, tìm hiểu đề bài và ghi tóm tắt đề, và mô phỏng quãng đường người đó đã chuyển động, và đổi đơn vị đo các đại lượng về đơn vị chuẩn trong hệ SI.

- Sau đó GV yêu cầu một em lên bảng ghi lại tóm tắt đề bài. - GV gọi 1 em khác nhận xét về phần tóm tắt của bạn

- GV nhận xét phần trình bày của hai em, sau đó chốt lại, tuyên dương HS nếu tóm tắt đúng và GV chốt lại.

Nếu học sinh không tóm tắt được GV đặt câu hỏi định hướng để HS tóm tắt như sau:

+ Đề bài cho biết các đại lượng nào, được ký hiệu như thế nào? + Cần tìm đại lượng nào? Có ký hiệu thế nào?

+ Sau đó yêu cầu học sinh tóm tắt đầu bài vào vở S1 = 3km = 3000m, v1 =2m/s.

S2 = 1,95km = 1950m, t2 = 0,5h = 1800s Tính v ?

Bước 2:

Sau khi HS hoàn thành bước 1, GV chia HS thành các nhóm học tập và yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

+ Bài tập đã cho thuộc dạng nào?

S2,t2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Nội dung đề bài đề cập tới hiện tượng vật lí nào? Mối quan hệ giữa các hiện tượng đó?

+ Đại lượng nào đã cho, đại lượng nào cần tìm? Đại lượng nào chưa biết? Mối quan hệ giữa các đại lượng đó theo công thức nào?

Nếu học sinh không thể hoàn thành bước 2, GV gợi ý và hướng dẫn HS như sau:

+ Bài tập ở đây là bài tập định lượng (tính toán)

+ Bài tập đề cập tới hiện tượng vật lý: vận tốc trung bình của chuyển động + Đại lượng đã cho là hai đoạn đường S1, S2 và vận tốc đã đi trên đoạn đường đầu S1 là v1, và thời gian đã đi trên đoạn đường S2 là t2. Đại lượng cần tìm là vận tốc trung bình người đó đã đi trên cả hai đoạn đường đó, đại lượng chưa biết là thời gian người đó đã đi trên đoạn đường đầu S1 (là t1). Các đại lượng này liên hệ với nhau theo công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động.

Bước 3: Lập kế hoạch giải và giải cụ thể

+ Các nhóm tiếp tục thảo luận để trả lời các câu hỏi : - Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động

- Mô phỏng hai đoạn đường và các đại lượng đã cho trên hai đoạn đường đó

- Đại lượng nào trong công thức tính vận tốc trung bình chưa biết. - Tính thời gian người đó đã đi trên đoạn đường đầu S1 (là t1).

- Từ đó thay vào công thức để tính vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường. Sau khi HS hoàn thành bước 3, GV yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày nhanh lời giải của nhóm, sau đó gọi các nhóm khác nhận xét. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV tổng kết các ý kiến của các nhóm và kết luận về lời giải đúng của

Một phần của tài liệu Lựa chọn và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Cơ học Vật lý 8, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh (Trang 45 - 126)